Thanh khoản là gì? Vai trò và phân loại tài sản
Thanh khoản là gì nhận được nhiều sự quan tâm vì được nhắc đến trong nhiều lĩnh vực tài chính. Tìm hiểu yếu tố này có nghĩa là gì và xác định các tài sản có tính thanh khoản từ cao xuống thấp.
Thanh khoản là gì?
Thanh khoản là mức độ linh hoạt của tài sản trong giao dịch mua bán mà không làm thay đổi giá trị. Tính thanh khoản thể hiện khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt, tên tiếng Anh là Liquidity. Một số cách gọi khác thường dùng trong đầu tư là: Tính lỏng, tính lưu động.
Bạn đang xem: Thanh khoản là gì? Vai trò và phân loại tài sản
Yếu tố quyết định tài sản có tính thanh khoản cao hay thấp là chi phí và thời gian:
- Nhà đầu tư (NDT) mất càng nhiều chi phí, thời gian để thu hồi vốn, tính thanh khoản thấp, rủi ro cao.
- NDT mất càng ít chi phí, thời gian thu hồi vốn thì tính thanh khoản càng cao, rủi ro thấp.
Một số tài sản có tính thanh khoản kém có thể kể đến là: Máy móc, đồ mỹ nghệ, bất động sản,… Do đó, cần tốn nhiều thời gian để quy đổi cho tài sản thành tiền mặt.
Giả sử, người A có xe máy 30 triệu, muốn mua tủ lạnh 30 triệu, hai tài sản cùng giá trị nhưng anh bắt buộc bán xe rẻ hơn so với mức giá ban đầu, tốn thời gian chờ đợi có người mua. Do đó, xe máy chính là tài khoản có tính thanh khoản thấp.
Trong đầu tư tài chính, chứng khoán, ngân hàng, vàng có tính thanh khoản cao. Thị trường có tính thanh khoản cao xem là kênh đầu tư tài chính an toàn, hiệu quả. Thanh khoản cũng là yếu tố quan trọng nhằm đánh giá khả năng trả nợ, tình trạng doanh nghiệp hiện tại.
Vai trò của thanh khoản với các lĩnh vực
Thanh khoản trong đầu tư tài chính là một chỉ số quan trọng, đặc biệt. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm yếu tố này bởi nhiều vai trò.
Vai trò đối với doanh nghiệp của tính thanh khoản là gì?
Xem thêm : Tự sự là gì? Một vài thể loại tự sự phổ biến
Với doanh nghiệp, tính thanh khoản được đo lường để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể về những ý nghĩa quan trọng gồm:
- Nhận ra vấn đề hiện tại trong tình hình thanh toán doanh nghiệp. Điều này giúp đưa ra giải pháp xử lý nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Phát hiện từ sớm các rủi ro tiềm ẩn và định hướng đúng đắn, hạn chế những rủi ro đang xảy ra.
- Đảm bảo thanh toán đúng hạn cho khoản vay nợ để tạo niềm tin, uy tín với các nhà đầu tư, đối tác.
- Tổng hợp phương án quản trị thích hợp để tối ưu tài chính, tăng tính thanh khoản cho công ty. Điều này cũng giúp tránh lãng phí dòng tiền khi khó khăn, tạo cơ hội phát triển, nâng cao dòng tiền lành mạnh nếu tái đầu tư.
- Tăng cơ hội vay vốn tại công ty tài chính hoặc ngân hàng, doanh nghiệp có tính thanh khoản cao được ưu tiên hơn. Ngoài ra, các đơn vị còn có thể thu hút nhiều nguồn tài trợ.
Tính thanh khoản có vai trò gì đối với nhà đầu tư?
Những nhà đầu tư luôn quan tâm đến tính thanh khoản, là cơ sở để quyết định rót vốn cho doanh nghiệp. Yếu tố này giúp nhà đầu tư nắm bắt được tình hình tài chính của công ty hiện tại gồm các rủi ro thanh toán, nợ trong tương lai.
Tính thanh khoản được dùng trong ngân hàng ngân hàng
Ngân hàng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện tại và khả năng thanh toán dư nợ của doanh nghiệp. Qua đó, họ có cơ sở để đưa ra quyết định cho vay vốn đúng đắn. Những doanh nghiệp có tính thanh khoản thấp, rủi ro về tài chính, ngân hàng xem xét hỗ trợ vay bằng cách thế chấp tài sản.
Các loại tài sản được phân loại theo tính thanh khoản
Căn cứ theo tính thanh khoản, tài sản lưu động từ cao đến thấp bao gồm:
- Tiền mặt.
- Cổ phiếu/Trái phiếu (Khoản đầu tư ngắn hạn).
- Khoản phải thu.
- Ứng trước ngắn hạn.
- Hàng tồn kho (Sản phẩm sẽ bán trong tương lai).
Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất vì có thể dễ dàng lưu thông, thanh toán trực tiếp. Hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì đã từng trải qua phân phối, tiêu thụ, chuyển thành khoản phải thu, sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt. Giá trị tài sản lưu động có thể thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào hoạt động doanh nghiệp.
Yếu tố tác động tính thanh khoản đối với đầu tư tài chính
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tính thanh khoản trong đầu tư tài chính gồm:
- Chỉ số tài chính: Phản ánh trực tiếp tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, tăng trưởng cao, sản phẩm sẽ có tính thanh khoản cao. Khi chỉ số tài chính không tốt, sản phẩm có tính thanh khoản kém.
- Chính sách và quy định của nhà nước: Hoạt động kinh doanh đều tuân theo, chịu sự tác động của chính sách, quy định của cơ quan quản lý. Chính sách giúp thị trường phát triển tốt giúp cho tính thanh khoản cao. Nếu chính sách được đưa ra hạn chế, thị trường bị lao dốc thì tính thanh khoản bị giảm.
- Tâm lý nhà đầu tư: Có nhiều nhóm nhà đầu tư (Ngắn, trung và dài). Hầu hết nhà đầu tư ngắn chịu nhiều biến động, phụ thuộc thị trường và dễ bị ảnh hưởng tâm lý đám đông (FOMO). Nhà đầu tư chỉ hứng thú nếu thị trường khởi sắc, e dè, cẩn trọng khi đưa ra quyết định đầu tư ếu thị trường đi xuống.
- Tác động từ nhà đầu tư nước ngoài: Do chênh lệch tỷ giá hối đoái, tiềm năng kinh tế. Ví dụ, việc thâu tóm cổ phiếu làm biến động mạnh trên thị trường chứng khoán, dần đến tăng/giảm bất thường tính thanh khoản doanh nghiệp. Do đó, nhà nước ban hành quy định để ngăn chặn những tác động này.
Công thức xác định thanh khoản là gì?
Tính thanh khoản bị tác động bởi ba yếu tố gồm: Tỷ số thanh khoản hiện thời, tỷ số khả năng thanh toán tức thời và tỷ số thanh khoản nhanh.
Xem thêm : Tìm hiểu API là gì và những đặc điểm nổi bật của web API
Công thức cụ thể:
Tỷ số (Thanh khoản hiện thời) = Tài sản lưu động : Khoản tiền nợ ngắn hạn.
Lưu ý khi tính toán:
- Thanh khoản hiện thời: Khả năng thanh toán đúng hạn, hệ số thanh toán vốn lưu động.
- Kết quả < 1: Doanh nghiệp có n nguy cơ phá sản và khả năng trả nợ kém.
- Kết quả > 1: Khả năng thanh toán nợ nhanh và đảm bảo đúng hạn.
Công thức tính tỷ số thanh toán thức thời: Vốn bằng tiền : Nợ ngắn hạn.
- Khả năng thanh toán tức thời: Khả năng chi trả tiền mặt.
- Vốn bằng tiền: Tiền chuyển khoản, gửi ngân hàng, tiền mặt, chứng khoán, đầu tư ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng 3 tháng với độ rủi ro thấp.
Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động – Tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
= Tái sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.
Thành phần trong công thức:
- Thanh khoản nhanh: Khả năng thanh toán không cần hàng tồn kho được xử lý.
- Kết quả < 0.5: Thanh khoản thấp, doanh nghiệp đang đối diện khó khăn.
- Kết quả từ 0.5 đến 1: Thanh khoản cao, khả năng chi trả tốt và đúng hạn.
Lời kết
Nghiên cứu và hiểu rõ tính thanh khoản là gì có thể giúp nắm bắt được các vấn đề liên quan. Yếu tố này ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư cho doanh nghiệp, tùy từng loại tài sản sẽ có mức độ cao hoặc thấp.
Nguồn: https://hocthuatphuongdong.vn
Danh mục: Giải đáp