Tự sự là gì? Một vài thể loại tự sự phổ biến 

Tự sự là gì cùng giải đáp thắc mắc thông qua những phân tích chi tiết và chuẩn xác. Tham khảo để am hiểu hơn về phương thức biểu đạt này và sử dụng hiệu quả trong học tập, công việc.

Tự sự là gì?

Tự sự là một hình thức biểu đạt nhằm trình bày, tường thuật một chuỗi các sự kiện, sự việc, hiện tượng,… (các biến cố) thông qua lời nói, chữ viết. Các biến cố được nhắc đến thường có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một câu chuyện thống nhất, mạch lạc và có ý nghĩa.

tự sự là gì
Tự sự là gì?

Phương thức tự sự luôn xoay quanh cốt truyện và sử dụng biến cố làm chất liệu. Đây là “xương sống” và “xương sườn” giúp câu chuyện truyền tải được nội dung, ý nghĩa mà nó hướng tới.

Tự sự được sử dụng phổ biến trong đời sống sinh hoạt và trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Phương thức này có thể tồn tại dưới nhiều tên gọi khác nhau như kể chuyện, tường thuật, câu chuyện,…

Đặc điểm của tự sự là gì?

Tự sự có nhiều đặc trưng riêng biệt giúp phân biệt giúp dễ dàng nhận biết. Tham khảo một vài đặc điểm dưới đây để hiểu rõ hơn về phương thức biết đạt này.

1/ Về nhân vật

Trong văn tự sự, thường có ít nhất là một nhân vật trở lên. Nhân vật có thể là người trực tiếp dẫn dắt các sự kiện hoặc chỉ là một thành tố xuất hiện trong tổng thể câu chuyện.

Mỗi nhân vật sẽ được gọi tên, gợi tả về ngoại hình, tính cách thông qua lời nói, hành động cụ thể. Tùy thuộc vào vai trò của đối tượng, sự xuất hiện của nhân vật là nhiều ít khác nhau.

2/ Về chủ đề

Mỗi câu chuyện đều xoay quanh một chủ đề nhất định. Chủ đề này được thể hiện rõ nét thông qua cốt truyện và tình tiết câu chuyện.

Chủ đề được người kể xác định, từ đó định hướng câu chuyện đi theo một hướng mạch lạc. Đồng thời, người đọc dễ dàng có cái nhìn bao quát về bối cảnh mà câu chuyện đang hướng tới.

khái niệm tự sự
Chủ đề trong tự sự đóng vai trò định hướng câu chuyện

3/ Về sự việc

Trong tự sự, các sự việc đều gắn liền với thời gian, địa điểm cụ thể và thường gắn liền với hành động của nhân vật. Sự kiện được sắp xếp theo một thứ tự nhất định để tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh.

Thông thường, sự việc được sắp xếp theo thứ tự thời gian: xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau. Tuy nhiên, người kể có thể lựa chọn một cách sắp xếp khác nhằm tạo sự bất ngờ, hấp dẫn hoặc nhằm một dụng ý khác.

4/ Về ngôi kể

Ngôi kể chuyện đóng vai trò quan trọng trong phương thức tự sự. Với những góc nhìn khác nhau, tình tiết câu chuyện, tâm tư, tình cảm của nhân vật sẽ được bộc lộ theo nhiều khía cạnh mới mẻ.

Tự sự phù hợp với nhiều ngôi kể khác nhau, phổ biến là ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Ngôi kể cũng có thể thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp với diễn biến câu chuyện.

Ý nghĩa của tự sự trong văn học

Tự sự là phương thức biểu đạt quan trọng và phổ biến nhất hiện nay. Thông qua việc xâu chuỗi các sự kiện, sự vật, hiện tượng,… tự sự truyền tải đến người đọc, người nghe những nội dung có ý nghĩa và thông điệp.

Thông qua đó, con người có thể hiểu tường tận sự việc và bày tỏ thái độ, quan điểm của mình. Từ đó, tạo ra sự giao tiếp và phản biện xã hội hiệu quả, góp phần xây dựng cuộc sống muôn màu và đa chiều.

Một số thể loại tự sự

Phương thức tự sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là một số  thể loại cơ bản:

1/ Truyện ngắn

Truyện ngắn là một thể loại văn học có độ dài khoảng vài chục trang được truyền tải dưới hình thức tự sự. Các tác phẩm thường được viết dưới dạng văn xuôi, liền mạch và ngắn gọn.

Chủ đề mà truyện ngắn hướng đến chủ yếu là cuộc sống đương thời với số lượng nhân vật tương đối hạn chế. Câu chuyện tập trung phản ánh một vài khía cạnh trong đời sống con người trong một khoảng thời gian nhất định.

tự sự
Truyện ngắn là một trong các thể loại tự sự phổ biến

2/ Tiểu thuyết

Tiểu thuyết là một hình thức tự sự cỡ lớn, nhiều tình tiết và nhân vật. Khác với truyện ngắn, tiểu thuyết thường phản ánh một giai thoại lịch sử với nhiều tình tiết hư cấu hoặc bán hư cấu.

Những câu chuyện được trình bày thường phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn. Tác phẩm thường gắn liền với những mâu thuẫn và phát triển đến cao trào, tạo nên sự kịch tính bao trùm lên toàn bộ cốt truyện.

3/ Ngụ ngôn

Ngụ ngôn là một thể loại văn học dân gian được thể hiện dưới hình thức tự sự. Các câu chuyện thường truyền tải trực tiếp hoặc gián tiếp những bài học về đạo đức và đối nhân xử thế.

Các tác phẩm ngụ ngôn được thể hiện dưới dạng văn xuôi hoặc văn vần. Cốt truyện được sử dụng khá ngắn và đơn giản.

tự sự ngụ ngôn
Ngụ ngôn thường có cốt truyện đơn giản, gần gũi

Các nhân vật là các loài động vật quen thuộc, gần gũi với thế giới thiếu nhi. Để truyền tải nội dung một cách sinh động, ngụ ngôn thường sử dụng nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ.

Kết luận

Những chia sẻ tự sự là gì và đặc điểm của chúng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng của phương thức biểu đạt này trong sinh hoạt và văn học. Tham khảo để trang bị cho bản thân thêm kiến thức và vận dụng tự sự một cách hiệu quả, khoa học.