Trạng từ là gì? Phân loại và dấu hiệu nhận biết trong câu
Định nghĩa trạng từ là gì dùng để chỉ một thành phần phụ ở trong câu văn, câu thơ. Tuy nhiên thành phần này khá quan trọng vì giúp bổ nghĩa, tạo ra sự rõ ràng cho câu và cung cấp thêm nhiều thông tin.
Khái niệm trạng từ là gì trong câu chính xác
Trạng từ là thành phần dùng để bổ nghĩa cho các từ loại khác hay mệnh đề, hoặc cả một câu. Thông qua trạng từ, nội dung của câu trở nên rõ ràng và mang tới nhiều thông tin hơn.
Bạn đang xem: Trạng từ là gì? Phân loại và dấu hiệu nhận biết trong câu
Trạng từ nằm thành một cụm sẽ trở thành trạng ngữ, đây là khái niệm rất quen thuộc. Một câu sẽ có chủ ngữ, vị ngữ với trạng ngữ dùng để bổ sung thêm nghĩa.
Với định nghĩa trạng từ là gì có thể thấy từ loại này sẽ rất đa dạng về nội dung biểu thị. Nó có thể dùng để diễn đạt nơi chốn, tần suất, mức độ, thời gian, cách thức,….
Hiểu đơn giản thì trong câu, nó sẽ trả lời cho các câu hỏi khi nào, ở đâu, như thế nào,…
Hầu như câu nào cũng sẽ có thành phần trạng từ để mang tới sắc thái “dễ chịu” hơn. Nếu không, câu cực kỳ ngắn gọn và có phần súc tích quá mức dẫn đến cảm giác khô khan.
Chức năng của trạng từ đối với câu là gì?
Thành phần này của câu được đề cập tới từ chương trình tiểu học, cụ thể là sách Tiếng Việt lớp 4. Theo đó chức năng chính của trạng từ là bổ nghĩa cho thành phần khác.
Trạng từ có thể đặt cạnh động từ, danh từ, tính từ, cụm danh từ, đại từ, từ hạn định, trạng từ khác. Mục đích hướng đến cuối cùng là mang tới sự mạch lạc cho câu, rõ ràng về mặt nghĩa.
Hướng dẫn phân loại trạng từ Tiếng Việt chi tiết
Các loại trạng từ là gì sẽ được xác định dựa trên mục đích sử dụng của nó. Để hiểu đơn giản thì trong câu, trạng từ sẽ được dùng cho việc:
Chỉ thời gian
Xem thêm : CVV là gì? Mã số CVV có quan trọng không?
Có ý nghĩa xác định về mặt thời điểm diễn ra một sự kiện, hiện tượng nào đó mà phải liên quan đến nội dung của câu.
Thường thì nó sẽ trả lời cho câu hỏi bao giờ, khi nào. Ví dụ: Hôm nay, tôi đến trường bằng xe đạp vì mẹ bận -> “Hôm nay” là trạng từ bạn cần chú ý trong câu.
Chỉ nơi chốn
Khi đọc hay nghe câu mà có trạng từ loại này là bạn sẽ biết ngay sự việc đó xảy ra ở tại đâu. Chẳng hạn như: Trên cây, các chú chim đang nô đùa và hót líu lo => “Trên cây” chỉ vị trí có thể quan sát được hành động của loài chim.
Chỉ mục đích
Nghĩa là khi thêm vào câu bạn sẽ thấy sự việc đó xảy ra là vì gì, để làm gì cực kỳ dễ hiểu, thường sẽ bắt đầu bằng từ “nhằm”, “để”. Ví dụ: Nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, Hoà thiết lập thời gian biểu hàng ngày chi tiết => Việc Hoà lập thời gian biểu là vì mục đích bạn ấy muốn xây dựng cuộc sống lành mạnh hơn (chất lượng).
Chỉ nguyên nhân
Nếu mà thiếu thành phần này thì bạn chỉ biết được sự việc đó như thế nào. Còn tại sao nó xảy ra, nhờ vào điều gì mà có sự kiện thì thông tin sẽ cực kỳ mông lung.
Thực ra trạng từ chỉ nguyên nhân không bắt buộc phải có trong câu nhưng nếu có sẽ bổ nghĩa hơn rất tốt.
Chẳng hạn: Nhờ chăm chỉ học tập, Linh đạt danh hiệu học sinh giỏi cuối năm.
=> Việc Linh có được thành tích tốt như vậy là vì nguyên nhân cô bé dành nhiều thời gian để học hành với tinh thần siêng năng.
Chỉ phương tiện
Khái niệm trạng từ là gì trong trường hợp này sẽ hơi khó hiểu một chút. Nhiều khi bạn có thể nhầm lẫn với từ chỉ nguyên nhân ở trên.
Xem thêm : KOC là gì? Phân biệt các KOC và KOL
Tuy nhiên nếu đã làm quen thì bạn có thể phân biệt được, ví dụ trong câu: Bằng sự nỗ lực, Lan đã giảm được 10kg trong suốt mùa hè với bài tập đạp xe leo dốc.
=> Trạng từ ở đây là “bằng sự nỗ lực”.
Chỉ số lượng
Nếu thuộc dạng này thì trạng từ tựa như số đếm, số thứ tự được bổ sung trong câu. Chẳng hạn: Lâm đã đạt được danh hiệu học sinh giỏi tỉnh ba lần. Với câu này “ba lần” chính là số lượng.
Liên hệ mệnh đề
Khi xuất hiện, trạng từ sẽ giúp liên kết mệnh đề trong câu để tăng tính mạch lạc và rõ ràng. Ví dụ: Phương là người yêu thiên nhiên bởi vậy cô ấy trồng rất nhiều cây cảnh trên ban công của mình. “Bởi vậy” là trạng từ.
Chỉ mức độ
Trạng từ này mang tính thể hiện một đặc tính hoặc đánh giá nào đó. Chẳng hạn: Minh là cầu thủ đá bóng giỏi. Vậy thì “giỏi” ở đây chính là thành phần chỉ mức độ.
Chỉ tần suất (năng diễn)
Bạn đừng nhầm lẫn với từ chỉ mức độ, bởi vì khi đặt vào ngữ cảnh có thể khó phân biệt. Tần suất là chỉ sự đều đặn hay không, lặp lại mấy lần, như thế nào.
Chẳng hạn: Bắc thường xuyên tập thể dục vào lúc 6h tối => “Thường xuyên” là từ chỉ tần suất, diễn ra liên tục nhiều lần một cách ổn định.
Hướng dẫn nhận biết trạng từ khi đặt trong câu
Vị trí của trạng từ rất đa dạng, có thể nằm ở đầu – giữa – cuối câu tùy theo loại. Nếu chỉ thời gian hay nơi chốn thì thành phần này thích hợp nằm ở đầu. Nếu để liên kết mệnh đề sẽ được đặt ở giữa hay mức độ, tần suất thì cuối câu.
Bạn cũng nên xác định xem từ mình tìm được có chức năng bổ sung nghĩa hay không. Tức là nếu câu không có thành phần này vẫn đủ để hiểu, nhưng có thêm sẽ khiến nghĩa trở nên rộng và rõ hơn.
Kết luận
Trạng từ là gì cùng với chức năng chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một thành phần của Tiếng Việt. Nếu muốn xây dựng câu văn, câu thơ hay thậm chí câu nói rõ ràng, dễ hiểu thì bạn đừng bỏ qua trạng từ.
Nguồn: https://hocthuatphuongdong.vn
Danh mục: Giải đáp