Vốn điều lệ là gì? Cách tính vốn và sự tăng giảm vốn doanh nghiệp

Khái niệm vốn điều lệ là gì được nhắc đến vô cùng rõ ràng trong Luật doanh nghiệp 2020. Với mỗi loại hình doanh nghiệp, vốn sẽ được tính và cho phép tăng giảm khác nhau.

Việc nắm bắt những quy định chi tiết là cơ sở để đảm bảo hoạt động của công ty. Bởi đôi khi, chủ doanh nghiệp có thể phải chịu chế tài vì vô tình vi phạm các điều luật.

Định nghĩa vốn điều lệ là gì chuẩn nhất

Vốn điều lệ là thuật ngữ kinh tế chỉ tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu hay các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp tại thời điểm thành lập.

Với trường hợp là công ty cổ phần, vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần đã được đăng ký mua hoặc đã bán.

Cơ sở pháp lý của định nghĩa này là Khoản 34, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020.

Từ khái niệm vốn điều lệ là gì có thể hiểu sâu hơn về cấu trúc hai phần như sau:

  • Vốn chủ sở hữu/các thành viên
  • Vốn vay (Vay tổ chức tín dụng)
vốn điều lệ là gì
Khái niệm vốn điều lệ là gì

Vai trò của vốn điều lệ với doanh nghiệp là gì?

Việc quy định rõ ràng về vốn có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động của doanh nghiệp. Khoản tiền này thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên và mức lợi nhuận họ có được từ kết quả kinh doanh.

Hầu hết các trường hợp thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm về tài sản của công ty.

Về phía luật pháp, xác định rõ vốn điều lệ giúp cơ quan chức năng quản lý hiệu quả. Đây là cơ sở để đánh giá một công ty có đang đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh không.

Bên cạnh đó, hiểu rõ vốn điều lệ là gì còn giúp các thành viên nắm vững sự cam kết của doanh nghiệp với đối tác của mình. Trong trường hợp là công ty cổ phần thì đây là thông tin quan trọng thể hiện quyền lợi cổ đông.

Vốn điều lệ càng cao thì vị thế của công ty càng được thể hiện, giá trị càng lớn.

Cách tính vốn điều lệ ở mỗi loại hình doanh nghiệp

Nếu là công ty TNHH 1 thành viên thì vốn được xác định theo vai trò của chủ sở hữu. Cụ thể, con số sẽ bằng tổng giá trị tài sản mà người này (tổ chức này) góp vào với cam kết rõ ràng.

Với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, tổng giá trị tài sản các thành viên góp vào khi thành lập được xem là vốn điều lệ.

Với công ty cổ phần, vốn điều lệ được tính là tổng giá trị của cổ phần đã được đăng ký mua hoặc đã bán (tùy vào thời điểm mới thành lập hay đã hoạt động).

vốn điều lệ
Mỗi loại hình doanh nghiệp có cách tính vốn điều lệ khác nhau

Tăng giảm vốn điều lệ ở mỗi loại hình doanh nghiệp

Quá trình kinh doanh sẽ dẫn đến việc nâng lên hoặc bớt đi vốn điều lệ của công ty. Trường hợp này được quy định rõ ràng ở trong Luật doanh nghiệp 2020 bao gồm:

Với công ty TNHH 1 thành viên

Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 75 và Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020.

  • Tăng vốn thông qua việc chủ sở hữu góp thêm vào. Nếu huy động thêm vốn góp của người khác và ghi vào danh sách chủ sở hữu thì sẽ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Chủ sở hữu có toàn quyền trong việc tăng vốn điều lệ như mức tăng, hình thức tăng.
  • Giảm vốn khi cần hoàn trả vốn góp với điều kiện đã hoạt động tối thiểu 2 năm liên tục hoặc chủ sở hữu không thể thanh toán đúng số vốn cam kết.

Với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 47 và Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020.

  • Tăng vốn khi các thành viên tăng vốn góp hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới.
  • Giảm vốn khi phải hoàn trả vốn góp cho các thành viên hoặc công ty mua lại vốn mà thành viên đã góp. Vốn điều lệ cũng giảm khi các thành viên không thể thanh toán đủ và đúng theo cam kết góp vốn khi thành lập.
vốn điều lệ công ty tnhh
Tăng giảm vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn

Với công ty cổ phần

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 và 5, Điều 112 và Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020.

  • Doanh nghiệp tăng vốn khi chào bán cổ phần của mình thông qua hình thức chào bán cho cổ đông hiện hữu, cổ phần riêng lẻ hoặc trở thành công ty đại chúng.
  • Vốn điều lệ của công ty giảm khi hoàn trả vốn góp cho cổ đông, các cổ đông không thể thanh toán đúng khoản tiền mua cổ phần đã đăng ký mua hoặc công ty mua lại cổ phần của mình từ cổ đông phổ thông.

Lưu ý về thời hạn góp vốn điều lệ theo luật định

Đi kèm với quy định vốn điều lệ là gì là cam kết nghĩa vụ trong Luật doanh nghiệp.

Cam kết góp vốn phải được thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Việc góp vốn cần đáp ứng đủ và đúng loại tài sản đã ghi trong Điều lệ công ty.

Nếu không góp đủ vốn điều lệ trong 90 ngày thì với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có cách điều chỉnh khác nhau.

Nếu là công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên thì phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn 30 ngày. Thời hạn này được xác định từ thời điểm kết thúc 90 ngày góp vốn lần đầu.

Nếu có nghĩa vụ phát sinh thì chủ sở hữu hay các thành viên phải chịu trách nhiệm.

Nếu là công ty cổ phần thì không có thêm 30 ngày gia hạn này. Vốn điều lệ phải được điều chỉnh về con số bằng tổng số cổ phần đã được thanh toán.

Danh sách cổ đông sáng lập cũng phải được thay đổi cho phù hợp với khoản thanh toán.

vốn điều lệ công ty cổ phần
Thủ tục tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần khá phức tạp

Kết luận

Vốn điều lệ là gì giúp chủ doanh nghiệp điều hành hoạt động đúng luật, phù hợp với ngành nghề đã đăng ký. Việc tăng giảm phải được thực hiện theo quy định với thủ tục chi tiết, hồ sơ đầy đủ.