Tự luyến là gì? Biểu hiện bệnh lý và cách điều trị tối ưu
Khi tìm hiểu khái niệm tự luyến là gì chắc hẳn bạn sẽ thấy bất ngờ bởi đây là bệnh lý. Thế nên việc sử dụng thuật ngữ này một cách tự do như hiện tại đôi khi không phù hợp.
Tự luyến là vấn đề liên quan đến tâm lý nên cần được chữa trị cẩn thận. Quá trình tiếp cận, hướng dẫn người bệnh phải chậm rãi và ứng dụng nhiều phương pháp cùng lúc.
Bạn đang xem: Tự luyến là gì? Biểu hiện bệnh lý và cách điều trị tối ưu
Tự luyến là gì – Đây có phải một bệnh lý?
Tự luyến hay ái kỷ (Tên khoa học: Narcissism) là một dạng bệnh lý tâm thần thể hiện qua việc yêu bản thân quá mức. Những người mắc phải căn bệnh này thường chỉ quan tâm đến mình, bỏ bê người xung quanh kể cả gia đình.
Cảm giác khiến những người tự luyến thỏa mãn nhất là nhận được sự ngưỡng mộ. Nhưng ngược lại, họ không có đủ sự tôn trọng và đồng cảm với người khác.
Thuật ngữ Narcissism có nguồn gốc từ câu chuyện thần thoại Hy Lạp với nhân vật chính là chàng trai Narcissus. Anh lúc nào cũng cảm thấy mình đẹp đẽ khi ngắm nhìn ảnh phản chiếu qua hồ nước.
Khái niệm tự luyến là gì và phân tích đặc điểm được công bố khá sớm. Từ năm 1914, Sigmund Freud đã đề cập đến thuật ngữ này trong bài tiểu luận của mình.
Đến năm 1968, ái kỷ chính thức được liệt kê vào Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần.
Theo các nghiên cứu kỹ lưỡng, bệnh thường xuất hiện ở nam giới hơn là nữ giới. Giai đoạn hình thành các triệu chứng là khi người bệnh bước qua độ tuổi thiếu niên. Hoặc có thể quá trình tiếp xúc xã hội khi trưởng thành cũng gây nên tình trạng yêu bản thân thái quá.
Xem thêm : Trạng từ là gì? Phân loại và dấu hiệu nhận biết trong câu
Khi mắc phải chứng tự luyến, bệnh nhân cần được điều trị đúng cách kịp thời. Nếu để thời gian ủ bệnh quá lâu sẽ gây nên chứng hoang tưởng rất khó chữa khỏi.
Nguyên nhân gây bệnh tự luyến là do đâu?
Định nghĩa tự luyến là gì chỉ đề cập tới biểu hiện, tình trạng của người bệnh. Không có nguyên nhân được nhắc đến về căn bệnh này và quả thực các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra.
Một số giả thiết cho rằng lý do sinh ái kỷ là gen di truyền, có thể đạt tới 50%. Bên cạnh đó, môi trường sống hay yếu tố văn hóa cũng phần nào ảnh hưởng tới sự hình thành suy nghĩ, chấp niệm.
Dù chưa tìm ra lý do gây bệnh nhưng các nhà khoa học đánh giá được tác nhân. Những đứa trẻ từng bị tổn thương có thể là đối tượng dễ mắc bệnh.
Việc cha mẹ bảo bọc quá mức, coi con mình là “trung tâm vũ trụ” cũng là tác nhân. Đứa trẻ sẽ mất dần ý thức về sự tồn tại của những người xung quanh và chỉ quan tâm đến bản thân.
Biểu hiện thường thấy của bệnh tự luyến là gì?
Những triệu chứng này đi từ nhẹ đến nặng theo thời gian ủ bệnh. Cụ thể, người tự luyến thường sẽ có các biểu hiện được đề cập dưới đây:
- Không thích bị phê bình, bệnh càng để lâu thì phản ứng trước những lời nhắc nhở càng gay gắt
- Luôn cố gắng bảo vệ sự tự trọng của mình, thậm chí chấp nhận những điều vô lý một cách vô điều kiện
- Né tránh các cuộc tranh luận, nhiệm vụ mà nghĩ rằng mình có thể thất bại
- Hay khoác lác
- Không đồng cảm với người xung quanh
- Tự xem mình là trung tâm của mọi cuộc vui, cuộc họp mặt hay lợi ích
- Ảo tưởng về những gì bản thân đang có
- Xem thường người khác ra mặt
- Làm quá thành tích của bản thân, dè bỉu thành tích của người khác
- Tự phụ, tự cao tự đại
- Khó kết nối được với người xung quanh, ít bạn thân.
Hệ luỵ gây ra bởi bệnh tự luyến là gì?
Từ những biểu hiện có thể thấy những ai bị mắc bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ cũng khó giao tiếp và kết bạn. Các mối quan hệ của họ khá ít, nếu có cũng chẳng bền lâu và thân thiết.
Người bệnh luôn khao khát nhận được điều mà mình cho là bản thân xứng đáng. Thế nên lúc nào họ cũng cảm thấy không hài lòng với những gì đang có và có thể dẫn tới rối loạn lo âu.
Xem thêm : Tìm hiểu Seeding là gì? Cách seeding hiệu quả trên MXH
Việc duy trì một mối quan hệ tình cảm với người tự luyến là cực kỳ khó khăn. Ban đầu, họ có thể khiến đối phương bị thu hút bởi sự trau chuốt từ vẻ ngoài. Nhưng chỉ cần qua một thời gian tính ngạo mạn, sự tiêu cực sẽ phá vỡ tình yêu.
Việc nhận ra khuyết điểm của chính mình cũng không nằm trong suy nghĩ của người ái kỷ. Ngoài việc tự huyễn hoặc rằng bản thân hoàn hảo, bệnh nhân còn có phản ứng từ chối đối mặt.
Qua định nghĩa tự luyến là gì, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ xếp chứng yêu bản thân thái quá vào rối loạn tâm thần. Điều này được lý giải qua hệ luỵ của bệnh, đó là khi không được đáp ứng nhu cầu thì họ trở nên cáu gắt, có thể phát sinh các hành vi thiếu kiểm soát.
Một số bệnh nhân ở giai đoạn nặng phải can thiệp y tế 24/24 để tránh sự quá khích.
Bệnh tự luyến có chữa được không? Hướng dẫn điều trị đúng
Bệnh lý ái kỷ có thể chứa được nhưng cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Nếu không có đủ sự cảm thông và mềm mỏng với người bệnh thì khả năng chữa khỏi là cực kỳ thấp.
Các bác sĩ hướng tới việc làm giảm đi các triệu chứng hơn là điều trị dứt điểm. Mục tiêu là giúp bệnh nhân nhận ra thực tế, đánh giá đúng bản thân và có sự đồng cảm với những người xung quanh.
Suy nghĩ tích cực hơn mỗi ngày là điều đầu tiên mà liệu pháp tâm lý dành cho người tự luyến cung cấp. Người hỗ trợ phải hiểu được tại sao bệnh nhân lại có các biểu hiện yêu bản thân quá mức để hỗ trợ đúng đắn.
Người thân trong gia đình đóng vai trò quan trọng với quá trình điều trị bệnh lý. Thuốc men không thể giúp khỏi bệnh, đôi khi chỉ là để ngăn chặn các biến chứng.
Kết luận
Tự luyến là gì không chỉ đơn giản là một khái niệm nhằm ám chỉ một tính cách, hành vi nào đó dưới hình thức đùa giỡn. Nếu tìm hiểu sâu bạn sẽ thấy đây là bệnh lý nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời.
Nguồn: https://hocthuatphuongdong.vn
Danh mục: Giải đáp