Biện pháp nhân hóa là gì? Công dụng và cách dùng hiệu quả nhất
Khái niệm nhân hoá là gì xuất hiện nhiều trong văn học, giúp “thổi hồn” vào những câu thơ hay áng văn tuyệt đẹp. Biện pháp tu từ này mang tới xúc cảm dồi dào hơn cho người đọc nếu được dùng đúng cách.
Khái niệm nhân hoá là gì?
Nhân hoá là một biện pháp tu từ, chỉ việc miêu tả về sự vật bằng những từ gợi tả con người như tính cách, ngoại hình, tâm lý,… Biện pháp này giúp cây cối, động vật, đồ vật,… trở nên gần gũi hơn với người đọc.
Bạn đang xem: Biện pháp nhân hóa là gì? Công dụng và cách dùng hiệu quả nhất
Việc quy ước sự vật về các đặc điểm của con người tạo nên một sự đồng cảm nhất định. Người đọc có thể hiểu rõ hơn về các khái niệm trừu tượng trong thiên nhiên để cảm nhận.
Chẳng hạn khi nói rằng các loài vật cũng có gia đình, tình cảm như con người. Biện pháp nhân hoá giúp bạn có được sự thấu hiểu và thân thuộc hơn với hình ảnh trong thơ văn. Bạn dễ dàng đắm chìm vào nội dung để tìm thấy thông điệp của tác giả.
Có thể hiểu đơn giản, nhân là người, hoá là làm phát triển thêm. Nhân hoá có nghĩa là làm phát triển hơn thiên nhiên để trở nên có đầy đủ cảm xúc, suy nghĩ, lời nói,… như con người.
Khi tìm hiểu khái niệm nhân hoá là gì bạn đừng bỏ qua nguồn gốc để hiểu sâu sắc. Biện pháp này có từ rất lâu, xuất hiện trong các câu chuyện cổ được lưu truyền đến nay.
Xem thêm : 085 là mạng gì? Ý nghĩa các con số này ra sao?
Những câu chuyện này thuộc thể loại tiểu thuyết, thần thoại, truyện cổ tích,… Các tác giả sử dụng rất nhiều trong tác phẩm của mình để tiếp cận với nhiều người đọc hơn.
Tác dụng của phép nhân hoá là gì?
Biện pháp tu từ này được dùng trong rất nhiều tác phẩm văn học. Thế nên để hình dung về công dụng có thể dựa trên những lợi ích mà nhân hóa mang đến cho từng bài thơ, bài văn.
- Mang đến cảm giác gần gũi hơn cho người đọc về hình ảnh của động vật, thực vật, đồ vật trong tác phẩm.
- Tạo ra sự đồng cảm từ phía người đọc.
- Giúp thơ văn trở nên sống động và có hồn hơn
- Việc cho phép sự vật bày tỏ được cảm xúc, suy nghĩ thông qua lời nói còn giúp truyền tải thông điệp của tác giả rõ ràng hơn
Ví dụ về biện pháp nhân hoá trong văn học
Để hiểu về phép tu từ này cùng tác dụng, bạn có thể tham khảo bài Tre Việt Nam.
Trong câu “Bão bùng thân bọc lấy thân/Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm”, có thể thấy tác giả đã nhân hóa tre có những hành động giống như con người.
Trước bão bùng tre “bọc”, “níu” để chống chọi với các cơn gió mạnh mẽ. Thực chất đây chỉ là đặc tính bình thường khi tre mọc thành bụi nên khó đổ rạp trước gió bão.
“Thương nhau tre không ở riêng/Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người” => Tre được ví giống như người khi có tình thương với nhau. “Tình cảm” này khiến tre “không ở riêng”, sống thành bụi để tạo nên luỹ nên thành.
“Chẳng may thân gãy cành rơi/Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng” => Tre là thực vật làm sao biết thế nào là truyền đời. Tác giả viết nên câu này từ định luật tự nhiên “tre già măng mọc”.
Xem thêm : Deadline là gì? Tất tần tật mọi thứ bạn cần biết về deadline
Chỉ qua vài câu thơ cũng có thể thấy phép tu từ nhân hoá mang tới công dụng thế nào. Không chỉ khiến người đọc cảm thấy cây tre trở nên gần gũi hơn mà còn hàm chứa thông điệp về tinh thần bất khuất, kiên cường của người Việt.
Những hình thức thường thấy của phép nhân hoá
Từ khái niệm nhân hoá là gì có thể hiểu ý nghĩa của phép tu từ này với văn học. Nhằm đáp ứng nhu cầu của người viết thì biện pháp có thể được sử dụng dưới nhiều dạng:
- Dùng từ gọi người để gọi vật: Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều hình thức nhân hoá này khi tác giả sử dụng các đại từ xưng hô như cô, dì, bác, chú,… để gọi sự vật.
- Sử dụng từ chỉ tính cách, hoạt động của người cho vật: Có nghĩa là khiến động vật, cây cối,… cũng có được những cử chỉ như đi đứng, ngồi, biết buồn, biết vui,… Cảm giác mang đến cho người đọc là cực kỳ gần gũi, tạo nên sự đồng cảm với nhân vật trong thơ văn.
- Trò chuyện tương tự như trò chuyện với người: Cách xưng hô qua lại này khiến đồ vật hay cây cối như không còn vô tri vô giác. Sự đồng điệu về mặt cảm xúc tạo cho người đọc sự dễ chịu và thoải mái.
Sử dụng phép nhân hoá đúng cách
Mặc dù có nhiều công dụng là thế nhưng biện pháp tu từ này phải được dùng đúng cách. Đặt để sai vị trí, sai ngữ cảnh thì nhân hoá sẽ phản tác dụng ngay, khiến câu từ trở nên kệch cỡm.
Bạn chỉ nên dùng khi thực sự đã hiểu được mục đích mình muốn đưa vào câu là gì. Hay đặt thêm câu hỏi nếu nhân hoá liệu người đọc có hiểu được ý nghĩa của phép tu từ hay thông điệp của mình hay không.
Một trong những lỗi thường gặp nhất là không phân biệt được phép tu từ này với ẩn dụ, hoán dụ. Bạn hãy hiểu thật rõ khái niệm, ý nghĩa của nhân hoá là gì rồi mới nên dùng trong câu.
Bạn hãy tạo cho mình sự linh hoạt khi sử dụng biện pháp nhân hoá, đừng đi vào lối mòn. Việc áp dụng một cách máy móc sẽ khiến câu trở nên khó hiểu, không có sự liên kết. Người đọc khó hình dung được ý nghĩa thực sự bạn muốn truyền tải là gì.
Kết luận
Định nghĩa nhân hoá là gì sẽ giúp bạn biến đam mê văn chương của mình trở thành các tác phẩm thực thụ. Hãy hiểu thật kỹ về biện pháp tu từ này để áp dụng vào văn nói và viết hợp lý.
Nguồn: https://hocthuatphuongdong.vn
Danh mục: Giải đáp