Tháng Sáu 05, 2023, 08:12:26 AM -
 
   Trang chủ   Trợ giúp Feedback Tìm kiếm Đăng ký Trợ giúp  
 
Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. Đã đăng ký nhưng quên email kích hoạt tài khoản?

 
Các ngày Lễ - Vía Âm lịch Tra ngày
闡 舊 邦 以 輔 新 命,極 高 明 而 道 中 庸
Xiển cựu bang dĩ phụ tân mệnh, cực cao minh nhi đạo Trung Dung
Làm rõ [học thuật] của nước xưa để giúp vận mệnh mới; đạt đến chỗ tối cao minh mà giảng về Trung Dung.
Trang: 1 ... 4 5 [6]   Xuống
  In  
 
Tác giả Chủ đề: NHỮNG NGÀY CHỜ CHẾT--待 死 日 月  (Đọc 39614 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
 
 
 
nhuocthuy
Hero Member
*
Offline Offline

Bài viết: 7361

Cảm Ơn
-Gửi: 22534
-Nhận: 57227



Xem hồ sơ cá nhân
« Trả lời #75 vào lúc: Tháng Năm 30, 2015, 10:37:16 PM »


(tt)

Trong Kinh có câu : “Chuyên tu cội đức, nghĩ trước rồi làm sau, cứu giúp người trong cơn nguy cấp và bần khổ, thì trọn đời được an vui”.

* Bậc trí giả có mười hai điều luôn luôn phải nghĩ tới không bao giờ lãng quên : Một là khi gà gáy sáng đã nghĩ tới tội lỗi mà lo làm việc phúc đức để đền bù lại; hai là nhớ việc hầu hạ tôn thân; ba là gặp việc gì phải suy nghĩ dự bị trước; bốn là phải lo nghĩ lánh xa sự nguy hại; năm là phải nghĩ trước mới nói sau để khỏi phải lầm lạc; sáu là phải nghĩ đến những kẻ lạc lầm mà đem lời trung chánh dạy bảo nhắc nhởû họ; bảy là phải nghĩ đến những kẻ nghèo khổ để thương xót cấp hộ; tám là phải lo làm việc bố thí nếu mình có của; chín là phải nghĩ đến việc ăn uống cho có chừng độ; mười là phải nhớ giữ sự công bình khi phân xử hoặc phân chia; mười một là phải nhớ đem ân từ ban bố cho dân gian; mười hai là phải thường nghĩ đến sự huấn luyện nếu mình là quân sĩ hay võ quan. Đấy là mười hai điều mà kẻ trí giả phải nghĩ đến.
Vậy nên trong Kinh có câu : “Làm việc gì phải lo dự bị trước, như vậy sự nghiệp sẽ mỗi ngày mỗi lớn không khi nào thất bại”.



* Bậc Đại hiền có mười hạnh tốt : Một là học rộng hiểu nhiều; hai là không phạm giới luật trong Kinh dạy; ba là kính thờ Tam Bảo; bốn là thọ lãnh pháp lành không quên; năm là kiềm chế được tham sân si; sáu là tu tập được pháp tứ đẳng tâm; bảy là ưa làm việc ân đức; tám là không nhiễu hại chúng sanh; chín là hay hóa độ được người bất nghĩa; mười là không lầm lộn việc lành việc ác.

Kinh dạy : “Gặp được bậc Đại hiền rất khó, như ít có lắm vậy, các bậc ấy ở đâu thì bà con quyến thuộc và người chung quanh đều được nhờ cậy”.


* Kẻ đại ác, đại khái có mười lăm tội nặng : Một là sát sanh; hai là trộm cắp; ba là quen thói dâm ô; bốn là dối trá; năm là nịnh hót; sáu là chuốt ngót; bảy là gièm pha; tám là khinh bậc Hiền sĩ; chín là tham sự ô trược; mười là buông lung; mười một là say sưa; mười hai là ganh ghét người hiền; mười ba là hủy báng đạo đức; mười bốn là sát hại Thánh nhơn; mười lăm là không kể tội lỗi. Đấy là mười lăm điều tội ác của kẻ phàm ngu.

Trong Kinh có câu : “Gian ngược, tham lam, oán người lương thiện, làm việc bất chính, thì khi chết, đọa vào ác đạo”.

* Người đời có mười cái đáng hổ thẹn : Một là làm vua không hiểu chánh trị; hai là tôi thần mà vô lễ; ba là thọ ân không lo báo đáp; bốn là có tội lỗi không chịu chừa bỏ; năm là một vợ hai chồng hay một chồng hai vợ; sáu là chưa cưới mà có thai; bảy là tập hợp không thành; tám là có binh khí mà không thể chiến đấu; chín là kẻ bỏn sẻn khi thấy người cần bố thí; mười là tôi tớ mà chủ không sai khiến được. Đó là mười cái đáng hổ thẹn.



Kinh chép : “Những ai biết hổ thẹn đều là kẻ rất dễ dạy, rất dễ sách tấn cũng như điều khiển ngựa hay”.


* Có mười hai điều khó : Một là làm việc với người ngu; hai là yếu đuối chống lại được với sức mạnh; ba là thù nhau mà ở chung một nhà; bốn là học ít mà đứng ra nghị luận; năm là nghèo hèn mà trả được nợ; sáu là ra trận không có tướng sĩ; bảy là thờ vua trọn đời; tám là học đạo mà thiếu mất tín tâm; chín là làm ác mà muốn được quả báo đẹp; mười là sanh ra đời được gặp Phật; mười một là được nghe Chánh pháp của Phật; mười hai là làm theo được Chánh pháp ấy mà thành tựu. Đấy là mười hai điều thật khó.

Kinh dạy : “Được làm người là khó, gặp Phật ra đời là khó, được nghe giáo pháp của Phật là khó, vâng làm theo được giáo pháp ấy thật khó”.


•   Người có trí tuệ, đại khái biết bốn mươi lăm việc :

1- Là sửa sang nhà cửa; 2- Là gây một không khí hòa hợp trong gia đình; 3- Là giao thân với chín họ; 4- Là tin ở bè bạn; 5- Là theo học với bậc Minh sư; 6- Là làm việc gì quyết cho thành tựu; 7- Là tài trí cao rộng; 8- Là mọi hành vi đều hướng về việc lành; 9- Là giàu sang thì lo làm việc ân đức; 10- Là tạo tác và sửa sang đều phải thận trọng; 11- Là có của phải mở mang sự nghiệp; 12- Là không giao của cải cho con cái nếu chúng còn nhỏ; 13- Là kết bạn với người hiền; 14- Là không quá tin những ai mới vừa quen biết; 15- Là tiền của ở chỗ huyện quan phải đem về đừng để lâu; 16- Là mua bán đổi chác phải thật thà không hề lường gạt; 17- Là dời ở nơi nào phải đến xem trước; 18- Là đến đâu phải biết đó là giàu hay nghèo, quý hay tiện; 19- Là phải giao thiệp thân cận với người lành; 20- Là phải nương vào một thế lực; 21- Là đừng tranh hơn kém với kẻ cường bạo; 22- Là xưa giàu mà nay suy thì có thể mong phục hưng cơ nghiệp; 23- Nếu là bần khổ thì đừng có cao vọng to tát; 24- Là có của quý không nên khoe với người; 25- Là việc bí mật đừng nói cho vợ nghe; 26- Là làm vua phải kính người hiền đức; 27- Là phải ăn ở có hậu, nhứt là với các bậc trung tín; 28- Là nếu thanh liêm, có thể dùng trị nước, hay có thể đứng ra trị nước; 29- Là gặp việc phải lập công to; 30- Là trong công cuộc giáo hóa, lấy sự hiếu thuận làm căn bản; 31- Là phép của ông thầy là quý sự ôn hòa, như thế học trò đủ cung kính; 32- Là thầy có nhiều học trò, phải dạy chúng làm điều trung nghĩa; 33- Là làm thuốc phải có hiệu nghiệm, nghề còn vụng chớ đem ra thi thố; 34- Là đau ốm phải nghe lời thầy thuốc; 35- Là ăn uống phải giữ cho có độ lượng; 36- Là có của ngon vật lạ chia sẻ cho nhau đừng tiếc; 37- Là cho ai hoặc cho ai mượn vật gì phải tự tay mình trao cho họ; 38- Là làm chứng cớ cho người chơn chánh; 39- Là đừng vu oan cho người vô tội; 40- Là can gián sự oán giận và làm cho sự thuận thảo trở về giữa hai người; 41- Là nhẫn nại và xa lánh việc ác; 42- Là đừng phân biệt giàu nghèo mà ở với người; 43- Là lấy sự thuận hòa làm quý; 44- Là theo đạo thì phải giữ giới; 45- Là lấy sự trong sạch làm quý hơn tất cả.
   


Trong trần thế chỉ có đạo Niết-bàn là cao quý hơn tất cả.

Vì sao ? Vì Niết-bàn là cảnh giới không có sự già nua, bệnh, chết, không đói lạnh, không tai hoạn nước lửa, không oan gia, không trộm cướp, không dục vọng ân ái, không lo buồn hoạn nạn, không tất cả những khổ sở đớn đau. Cảnh giới ấy là diệt độ. Diệt độ không phải là một sự chết, nhưng đấy là sự giải thoát tự tại thôi.



*-Chỗ đất bị nước mạnh xoáy lở thì dù một trăm năm sau, cũng không nên dựng lấy một cái gì trên ấy. Vì dòng nước sẽ theo thói cũ mà lôi cuốn đi mất tất cả. Người có ác tâm mà bây giờ họ bảo mình là bắt đầu làm lành thì mình quyết không tin vội. Vì tâm ác của họ chưa diệt, họ sẽ trở lại làm việc ác, ta phải nên dè dặt. Người muốn làm việc gì phải làm lần lần, như người đào giếng, đào mãi xuống sâu sẽ có mạch nước. Kẻ trí giả thấy sự nguy hiểm hoặc bất bình giữa cuộc thế, thì hãy ra tay cứu giúp cũng như người có tài bơi lội có thể lội ngang qua dòng nước mạnh.

* Chỗ vấn đáp của người trí bao giờ cũng khác xa kẻ tầm thường. Không lời nói nào của họ mà không phải là lời lành. Bậc thầy bao giờ cũng chính đáng. Và những đức tánh này chứng tỏ rằng người ấy là bậc trí giả : Nhân từ, mềm mỏng, cẩn thận, chắc thật, ôn hòa nhã nhặn, lời nói hoạt bát và hay hâm mộ các việc lành.


*Muốn tôn thờ người trí mà đừng làm mất ý họ thì phải làm sao ?

* Kính mà đừng khinh, nghe lời dạy phải làm theo, vì chỗ hiểu biết của người trí rất đúng, bao giờ họ cũng thể theo Chánh đạo và không có tâm tham cầu, lại có thể suy xét rõ được việc quá khứ, hiện tại và vị lai. Tầm mắt của bậc trí giả rất rộng, họ thấy rõ muôn vật trong không gian và thời gian đều chỉ là biến hiện, muôn pháp đều quay về nơi nhứt điểm không tịch bản nhiên.

Kẻ trí giả nhìn thấy rõ ràng đời là một sự biến đổi tang thương; trẻ trung rồi sẽ già nua, cường tráng rồi sẽ suy nhược, có sống thì sẽ có chết; giàu sang như mây nổi, đều là vô thường cả. Cho nên, lúc an ổn phải nghĩ đến khi nguy ngập, khi hưng thạnh thì nghĩ phải đến lúc vô thường, người lành thì kính mến, người ác thì phải lánh xa. Nếu có giận hờn ai thì nên trừ bỏ, đừng vì thế mà gây ác hại người. Nhu hòa mà khó xâm phạm, yếu đuối mà khó thắng.
Người trí như vậy đó, ta không nên khinh thường.


– Hết sức cung kính tôn sùng người trí, như thế có phước chi chăng ?

* Người trí theo phép Thánh Hiền, thường làm việc nhân từ và ưa dạy dỗ kẻ ngu muội trở nên sáng suốt như họ. Người trị nước thì nên ban bố ân huệ cho kẻ biết làm lành, kẻ tu hành thì lo dẫn dắt mọi người về nơi Chánh đạo; quốc gia có cấp nạn thì cùng nhau đàm luận lo toan; tới lui phải biết thời mới khỏi bị sự nghi ngờ oán trách. Tuy có ân rộng đức lớn với người, nhưng đừng mong cầu người báo đáp; thờ người trí thì được phước và trọn đời không mắc phải tai nạn. Bệ hạ đừng có nghi nan. Pháp chánh trị không nên trái với lý đạo, dạy dân làm lành thì càng ngày càng thêm lợi ích cho nước.

* Ví như người không có tài bơi lội, thì không nên xuống dưới nước sâu, biết người cừu hận với ta, ta cũng không nên hại họ. Đời có thân hậu nhau, rồi có gây gổ nhau; có gây gổ nhau rồi lại xin lỗi nhau; tuy hòa giải khéo lắm, nhưng mà chi bằng trước kia đừng gây gổ là hơn. Nay, người lành mà Bệ hạ không ban thưởng, trở lại nghe gièm siểm.


Hiền Nhân cũng như con chim bay, không nhứt định đậu ở cành nào. Đạo pháp của Hiền Nhân không thể lẫn lộn với lỗi lầm như thế để mất chỗ thanh cao quý giá. Cũng như lửa cháy ngoài đồng trống, những cây gần bên sẽ bị cháy sém, hễ chỗ có nước xoáy là thuyền quay, hễ là độc trùng là hại người. Vì thế Hiền Nhân muốn tùng sự với người trí để khỏi bị ngu hèn quấy nhiễu. Hiền Nhân đã rõ rằng : Cỏ cây mỗi thứ mỗi khác, loài chim muông cũng thế : Bạch hạc thì lông trắng, chim quạ thì lông đen. Nay, Hiền Nhân cũng khác mà ai kia cũng khác, nên Hiền Nhân này không muốn lưu lại đây nữa. Đem cái áo lụa đẹp mặc cho người nhà quê cày ruộng thì thật là vô ích. Vì sao ? Người nhà quê ấy chỉ quen bùn đất, làm gì biết mặc áo lụa đẹp và có mặc cũng chỉ làm hư.

Ở nhân gian có một thứ cây gọi là Phản Lệ. Người chủ trồng nó thì không được ăn trái, còn có kẻ muốn hái trộm thì trái lại sanh ra cho mà hái. Bệ hạ cũng như cây ấy : người giúp nước được an ổn lại hất hủi đuổi xô, còn kẻ nịnh thần gian dối, phá tan việc triều chính lại cầm ở lại cho ăn bổng lộc. Khách ở lâu, chủ nhà sanh nhàm chán, nên Hiền Nhân này phải đi vậy.
 


(*Trích Kinh Hiền Nhân do HT Thích Hành Trụ dịch )
HẾT

Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
HocThuatPhuongDong
Logged

君 子 之 交 淡   若水
Quân tử chi giao đạm NHƯỢC THỦY

--------------
孔孟彊常須刻骨
西歐科學要明心

Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt,
Tây Âu khoa học yếu minh tâm
 
 
 
nhuocthuy
Hero Member
*
Offline Offline

Bài viết: 7361

Cảm Ơn
-Gửi: 22534
-Nhận: 57227



Xem hồ sơ cá nhân
« Trả lời #76 vào lúc: Tháng Sáu 01, 2015, 06:17:16 AM »



BỐN  NƯƠNG  THEO

(Tứ Y )
***






Học Phật phải nắm vững
Bốn Y Cứ, nương theo
Nếu không, dễ bị lạc
Xa lìa nghĩa Phật  nêu

***
“Y pháp bất  y  nhân” :
Nương pháp không nương người
Người có thể sai lạc
Pháp vẫn đúng muôn đời !

***
"Y nghĩa bất y ngữ" :
Tiếng Phạn và Trung Hoa
Ngôn ngữ nhiều bất đồng
Càng diễn dịch càng trật

***
Phải nắm nghĩa chính yếu
Để hiểu rõ   ý kinh
Đừng sa đà nhánh nhóc
Lạc ngã rẽ mất dê

***
"Y  trí bất y thức"
Nương hiểu không nương biết
Nắm nội dung thật chắc
Đừng quan trọng bề ngoài !

***
"Y vào chỗ liễu nghĩa" :
Tức chỗ nghĩa rốt sau
Bỏ đi những phương tiện
Mà Phật dạy buổi đầu

***
Tiêu chí : "Bốn pháp ấn"
Theo định hướng "Tứ Y"
Giúp tu học tiến bộ
Giải thoát chẳng xa gì !!!

*01-06-2015


-----------------------------------------------------
*Diễn giải :-

Giáo lý Tứ y, gọi đầy đủ là Tứ y và tứ bất y, tức bốn điều nên và không nên y cứ, nương tựa. Đây là pháp phương tiện thù thắng theo quan điểm Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp người tu quyết trạch rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giải thoát, giác ngộ.

Tứ y bao gồm:

Y pháp bất y nhân,
Y nghĩa bất y ngữ,
Y trí bất y thức,
Y  liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh.


Các kinh luận Hán tạng đề cập đến Tứ y gồm: Đại Bát Niết Bàn kinh, q.6; Đại Phương Đẳng Đại Tập kinh, q.29; Đại Phương Tiện Phật Báo Ân kinh, q.7; Đại Trí Độ luận, q.9 v.v… (Thích Minh Cảnh, Từ điển Phật học Huệ Quang, tr.4904). Về bản Việt dịch, trong kinh Đại Bát Niết Bàn, tập 1, Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch, phẩm VIII, Tứ y, NXB Tôn Giáo ấn hành, 2003,trang 186; giáo lý Tứ y được trình bày chi tiết và cụ thể.

{b]Y pháp bất y nhân,[/b] nghĩa đen là y theo giáo pháp, chẳng y theo theo người. Theo cách giải thích thông thường, Phật pháp là chân lý, quý giá và khó gặp, vì thế không nên đối chiếu, tỵ hiềm nơi tư cách người nói pháp để rồi bỏ lỡ cơ hội nghe pháp, tự thân mất sự lợi lạc. Cứ y theo giáo pháp của Phật mà tu hành, người nói ra giáo pháp ấy tốt hay xấu không quan trọng. Tuy nhiên, kinh Đại Bát Niết Bàn (Sđd, tr.209) nói cụ thể hơn về vấn đề này, y pháp bất y nhân có nghĩa là y chỉ vào Pháp tánh tức Phật tánh, Như Lai vì pháp tánh thường trụ, không y chỉ vào người (nhân) vì là hữu vi tức vô thường, sanh diệt.

Y nghĩa bất y ngữ, tạm dịch là y theo nghĩa lý, không y theo ngôn ngữ văn tự. Phật thuyết pháp với ý nghĩa sâu xa nhằm biểu đạt và thể nhập chân lý. Ngôn ngữ, văn tự chỉ là công cụ diễn đạt Trung đạo đệ nhất nghĩa, giúp người tu nhận ra chân lý để hành trì và thân chứng, bởi thế không nên bám víu và quá cố chấp vào văn tự, vì “ngôn dĩ tải đạo” mà thôi.

Y trí bất y thức, nghĩa là y theo trí tuệ, không y theo vọng thức phân biệt. Chỉ có trí tuệ mới nhận chân được chân lý, thực tại còn vọng thức là thấy biết theo nghiệp, có tính tương đối và đa phần sai lầm. Chỉ có trí tuệ mới đầy đủ công năng quét sạch phiền não, thanh tịnh ba nghiệp. Còn thức dẫu thông minh, nhạy bén và lanh lợi đến đâu đi nữa cũng là sanh diệt, hư vọng và không đủ sức giác quán để chuyển hóa, diệt trừ phiền não. Vì vậy, “duy tuệ thị nghiệp” chính là phương châm tu học của hàng đệ tử Phật.

Y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh
, có nghĩa là y theo các kinh điển liễu nghĩa, chẳng y theo các kinh điển không liễu nghĩa. Theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, kinh điển được Phật tuyên thuyết tùy căn cơ chúng sanh nên có cao thấp, khác biệt. Dù mục tiêu cứu cánh vẫn là giải thoát sanh tử, song trên tinh thần phương tiện thì những kinh điển thuyết minh về con đường thể nhập Nhân thừa, Thiên thừa v.v… được gọi là kinh bất liễu nghĩa (chưa nói hết ý nghĩa thâm diệu, toàn triệt của giáo pháp). Những kinh điển chỉ thẳng đến quả vị giải thoát viên mãn (Phật quả) là kinh liễu nghĩa.[1] Người tu hướng về Vô thượng Bồ đề, tất nhiên phải y cứ vào kinh liễu nghĩa để hành trì nhằm thành tựu giác ngộ rốt ráo, thành Phật.

Việc ứng dụng giáo lý Tứ y vào trong thực tiễn tu tập cực kỳ quan trọng. Chính giáo lý Tứ y đã vạch ra những yếu tố quan trọng cần phải nương tựa, y theo và những vấn đề không nên y cứ, nhằm vượt qua hết thảy chướng ngại để thành tựu Phật quả. Mặt khác, giáo lý Tứ y là một phương tiện thù thắng giúp cho người tu vận dụng giáo pháp một cách thông minh, linh động và nhuần nhuyễn đồng thời khai thác hết những tinh túy, đặc sắc của giáo lý để ứng dụng tu tập. Giáo lý Tứ y cũng chỉ là một phương tiện trong vô vàn phương tiện khác của giáo pháp, vì thế khi ứng dụng giáo lý Tứ y cũng cần sự linh hoạt, nhất là cần phải hiểu một cách chính xác (y nghĩa bất y ngữ) vì “y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan”.

Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
HocThuatPhuongDong, Jiro
Logged

君 子 之 交 淡   若水
Quân tử chi giao đạm NHƯỢC THỦY

--------------
孔孟彊常須刻骨
西歐科學要明心

Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt,
Tây Âu khoa học yếu minh tâm
 
 
 
nhuocthuy
Hero Member
*
Offline Offline

Bài viết: 7361

Cảm Ơn
-Gửi: 22534
-Nhận: 57227



Xem hồ sơ cá nhân
« Trả lời #77 vào lúc: Tháng Sáu 02, 2015, 06:00:56 AM »

BẢY  GIÁC CHI
(Thất bồ- đề phần)

***





Ba bảy phẩm trợ đạo
Có nhóm đứng thứ sáu
Gọi là “thất giác chi”
Hoặc “thất bồ- đề phần”

***
Thứ nhất là “Trạch pháp:-
Chọn pháp môn phù hợp
Trình độ và căn cơ
Để thực hành cho tốt !

***
Thứ hai là "tinh tấn"
Luôn siêng năng dụng công
Ngày đêm không biếng trễ
Quyết đến đích mới xong !

***
Thứ ba là "hoan hỉ"
Vui bất cứ cảnh nào
Vượt trở ngại lớn lao
Vẫn không chùn bước tiến !

***
Thứ tư là "khinh an"
Tỉnh giác cách nhẹ nhàng
Sống ung dung thư thái
An lạc  cõi trần gian

***
Thứ năm là pháp "Niệm"
Luôn luôn nhớ "Chân Tâm"
Không để cho vọng khởi
Tuệ giác  sáng trăng rằm…

***
Thứ sáu là pháp "Định"
Không bị cảnh ngoài lôi
Làm chủ được thân tâm
Nên không hề mắc dính !

***
Thứ  bảy là pháp  "Xả"
Nhìn sự vật đúng đắn
Và suy luận vô tư
Không luyến ái, ưa thích…

***
Bảy món bồ- đề tâm
Giúp tu học vững vàng
Từng bước đến cứu cánh
Kết quả thật an nhàn !

***
Tu Phật quí thực hành
Đừng nói suông vô ích
Bảy giác chi ưa thích
Bồ- đề quả ắt thành !!!

*02-05-2015

-----------------------

THẤT GIÁC CHI


***


1/ Trạch pháp giác chi:
Trạch pháp là dùng trí tuệ để quan sát pháp nào là thiện, pháp nào là ác và từ bỏ pháp ác thực hành pháp thiện. Đây là điểm nổi bật nhất của đạo Phật. Người theo đạo Phật không chỉ cần có đức tin mà cần có trí tuệ để quán xét thấy rõ cái gì là ác, cái gì là thiện, cái gì nên làm, cái gì không nên làm, từ bỏ pháp ác tu tập pháp thiện là điều căn bản của người con Phật vì thiện pháp là căn bản của Bồ đề, Niết bàn.

2/ Khinh an giác chi: Khi đã từ bỏ pháp ác tu tập pháp thiện rồi thì thân hành giả sẽ được nhẹ nhàng và tâm hành giả sẽ được an lạc, đó là kết quả của sự nỗ lực tu tập.

3/ Tinh tấn giác chi: Nỗ lực siêng năng bỏ ác làm thiện. Việc ác dù nhỏ nhất cũng từ bỏ, không làm, việc thiện dù nhỏ nhất cũng siêng năng thực hiện vì biết rõ ràng rằng nhiều việc nhỏ tích tụ lại trở thành việc lớn.

4/ Hỷ giác chi: Vui vẻ từ ái với tất cả chúng sanh.

5/ Niệm giác chi: Niệm là chánh niệm, tỉnh giác. Tỉnh giác trên thân, tỉnh giác trong cảm giác, tỉnh giác trong tâm lý và tỉnh giác trong tất cả các pháp. Hành giả luôn luôn sống với sự tỉnh thức, tỉnh giác
.
6/ Định giác chi:
Định tĩnh tâm không rối loạn.

7/ Xả giác chi: Buông xả tất cả thế tục.


Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
HocThuatPhuongDong
« Sửa lần cuối: Tháng Sáu 04, 2015, 12:24:43 AM gửi bởi nhuocthuy » Logged

君 子 之 交 淡   若水
Quân tử chi giao đạm NHƯỢC THỦY

--------------
孔孟彊常須刻骨
西歐科學要明心

Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt,
Tây Âu khoa học yếu minh tâm
 
 
 
nhuocthuy
Hero Member
*
Offline Offline

Bài viết: 7361

Cảm Ơn
-Gửi: 22534
-Nhận: 57227



Xem hồ sơ cá nhân
« Trả lời #78 vào lúc: Tháng Sáu 03, 2015, 02:06:17 AM »


LỄ PHẬT TỔ

(đọc 1 câu lễ 1 lễ)

- Chí tâm đảnh lễ: Quá khứ Phật Tỳ Bà Thi.  Φ
- Chí tâm đảnh lễ: Hiện tại Phật Thích Ca Mâu Ni  Φ
- Chí tâm đảnh lễ: Vị Lai Phật Di Lặc Tôn.  Φ
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Đại Ca Diếp  Φ
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư A Nan.  Φ
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma.  Φ
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Huệ Khả.  Φ
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Huệ Năng.  Φ
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Trúc Lâm Đại Đầu Đà.  Φ
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Pháp Loa.  Φ
- Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Huyền Quang.  Φ
- Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư vị Tổ sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam. ΦΦ



SÁM HỐI

(quỳ tụng)

Chúng con đồng đến trước Phật đài,  Φ
Tâm thành đảnh lễ mười phương Phật,
Tất cả Bồ-Tát trong ba đời,
Thanh Văn Bích Chi chúng Hiền Thánh,
Đồng đến chứng minh con phát lồ:  Φ
Bao nhiêu tội lỗi trong nhiều kiếp,
Ba nghiệp gây nên chẳng nghĩ lường,
Nổi chìm lăn lộn trong ba cõi,
Tội ác chiêu hoài không biết dừng.  Φ
Hôm nay tỉnh giác con sám hối,
Hổ thẹn ăn năn mọi lỗi lầm,
Cầu xin chư Phật đồng chứng giám,
Bồ-Tát Thanh Văn thảy hộ trì.
Khiến con tội cũ như sương tuyết,
Hiện tại đời con đang sống đây,
Tuy có duyên lành gặp Phật pháp,
Mà đã gây nên lắm nghiệp khiên.
Lòng còn chứa chấp tham kiêu mạn,
Sân si tật đố hạnh tà mê,
Miệng nói điêu ngoa thêm dối trá,  Φ
Gạt lường ác khẩu lời vu oan,
Sát sanh hại vật thân gây tạo,
Thương tổn sanh linh để lợi mình,
Tam Bảo chứng minh con sám hối.
Dứt tâm tương tục kể từ đây,
Không hề tái phạm dù lỗi nhỏ,
Nguyện gìn ba nghiệp như giá băng,
Nguyện đạt chân tông giáo viên đốn,
Kiến tánh viên minh tâm nhất như.
Vọng tình ngoại cảnh dường mây khói,
Nghiệp thức vốn không trí sáng ngời,
Liễu sanh thoát tử không ngăn ngại,
Tam giới ra vào độ chúng sanh.
Thuyền từ chống mãi không dừng nghỉ,
Đưa hết sanh linh lên giác ngạn,
Công đức tu hành xin hồi hướng,  Φ
Tất cả chúng sanh đều Niết-bàn.
Vào nhà Chư Phật ngồi tòa báu,
Mặc áo Như Lai chứng Pháp thân,
Đồng phát Bồ-đề tâm bất thối,
Đồng ngộ vô sanh pháp giới chân,
Đồng lên Phật quả vào Diệu giác,
Đồng nhập Chân Như thể sáng tròn.


Chủ lễ xướng:

Tánh tội vốn không, do tâm tạo.  Φ
Tâm nếu diệt rồi, tội sạch trong.
Tội trong, tâm diệt, thảy đều không.
Thế ấy mới là chân sám hối.  Φ

Nam-mô Bồ-tát Cầu Sám Hối. (toàn chúng niệm) Φ

CHÍ TÂM PHÁT NGUYỆN Φ

Một nguyện nguồn linh thường trong lặng.
Hai nguyện tạng thức dứt lăng xăng.
Ba nguyện khối nghi đều tan nát.  Φ
Bốn nguyện trăng định mãi tròn đầy.
Năm nguyện pháp trần không khởi diệt.
Sáu nguyện lưới ái lìa buộc ràng.  Φ
Bảy nguyện suy nghĩ hành Thập Địa.
Tám nguyện nghe suốt bỏ Tam Thiên.
Chín nguyện tâm vượn thôi nhảy nhót.  Φ
Mười nguyện ý ngựa dứt cương yên.
Mười một nguyện mở lòng nghe Phật dạy.
Mười hai nguyện mến thích Tổ Sư Thiền.  ΦΦ


CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG

Chúng con hồi tâm về Thánh Chúng.  Φ
Ân cần đầu cúi lễ Từ Tôn.
Thềm thang thập địa nguyện sớm lên.
Chơn tâm bồ đề không thối chuyển.

Nam mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni  Φ

 PHỤC NGUYỆN: Toàn thể chúng con thành tâm cung đối trước Phật đài cùng đọc tụng đại thừa Bát Nhã Tâm Kinh và lễ Phật sám hối, nguyện đem công đức này hồi hướng cho: Φ

Cửa thiền thường nghiêm tịnh
Toàn chúng mãi thuận hòa.
Phật huệ chiếu sáng ngời.
Mưa pháp hằng nhuần gội;
Phật tử lòng tin sâu,
Ruộng phước càng tăng trưởng.
Chúng sanh sống an lạc,
Vui hưởng cảnh thái bình.  Φ

Kế nguyện cầu an cho thiện nam (tín nữ) thế danh là….…, pháp danh là ….cùng tất cả chúng con có mặt trong buổi lễ hôm nay, nguyện cho hết thảy đều được tai ách tiêu trừ oan khiên dứt sạch, bệnh căn thuyên giảm, gia quyến an khang. Lòng tin Tam Bảo càng sâu, tâm từ đối với chúng sanh tăng trưởng.Φ

Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

 (toàn chúng niệm
)

Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
HocThuatPhuongDong
Logged

君 子 之 交 淡   若水
Quân tử chi giao đạm NHƯỢC THỦY

--------------
孔孟彊常須刻骨
西歐科學要明心

Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt,
Tây Âu khoa học yếu minh tâm
 
 
 
nhuocthuy
Hero Member
*
Offline Offline

Bài viết: 7361

Cảm Ơn
-Gửi: 22534
-Nhận: 57227



Xem hồ sơ cá nhân
« Trả lời #79 vào lúc: Tháng Sáu 07, 2015, 11:42:55 PM »


TÁM  CHÁNH  ĐAO

(Bát chánh đạo)

***





Chót hết của trợ đạo
Là tám đường thánh giáo
Tinh túy của tu hành
Cốt lõi của “Đạo Đế”

***
“CHÁNH KIẾN” nhận thức đúng
Không vướng vào tà kiến
Không vọng chấp mê lầm
Sáng suốt theo trí tuệ

***
“CHÁNH TƯ DUY” là đây:
Suy nghĩ hợp lẽ phải
Lợi cho mình và người
Không hận thù, trái quấy

***
“CHÁNH  NGỮ” : nói chân thật
Hợp lý và công bằng
Không tổn hại người khác
Nói có ích “thế gian”

***
“CHÁNH NGHIỆP” hành động đúng
Sáng suốt và chân thành
Tôn trọng quyền sống chung
Cuả  mọi  loài mọi người !

***
“CHÁNH  MỆNH” nghề lương thiện
Chân chính, không bốc lột
Không tổn hại đến ai
Mà vẫn lợi cho mình !

***
“CHÁNH TINH TẤN” siêng năng
Thẳng tiến đến mục tiêu :
Lý tưởng Phật đã dạy
Cùng lợi mình và người …

***
“CHÁNH NIỆM”  có hai chi :
-“ỨC NIỆM” : nhớ tứ ân (1),
Nhớ lỗi xưa để tránh,
Không nhớ đến hận thù !

***
-QUÁN NIỆM” : hiện (tại), tương lai
Từ bi và trí tuệ
Suy nghĩ và thực hành
Giúp cho đời thêm “xanh” …

***
“CHÁNH ĐỊNH” theo thiền định
Của Phật dạy mà  hành
Đừng lầm thiền ngoại đạo
Sai lệch mất mục tiêu !!!

***
Nhớ : Kiến, Tư, Ngữ, Nghiệp,
Và  Mệnh, Tinh, Niệm, Định
Độc lập trong thực hành
Tùy duyên làm cho nhanh

***
Bát chánh đạo cao quí
Học Phật phải tôn sùng
Tám pháp môn tinh túy
Quyết thực nghiệm không ngừng !

CT: - (1) TỨ ÂN :- Ân Cha Mẹ - Ân Tam Bảo Sư Trưởng – Ân quốc gia Xã Hội – Ân chúng sanh vạn loại.

 *05-06-2015

-------------------------
DIỄN GIẢI:-


- Nội dung Bát chánh đạo:

1-Chánh kiến: Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Nghĩa là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ, không còn vướng bụi của tà kiến, mê lầm vọng chấp.

-a. Hiểu biết chân chánh:

-Hiểu biết tất cả sự vật hiện hữu trên thế gian này đều do nhân duyên sanh, không trường tồn và luôn luôn biến diệt.
- Nhận thức rõ nhân quả- nghiệp báo để hành động.
- Nhận thức rõ giá trị hiện hữu của thân người và mọi vật xung quanh.
- Nhận thức rõ Khổ- Vô thường- Vô ngã của vạn pháp.
- Nhận thức rõ tất cả chúng sanh cùng một bản thể thanh tịnh.
- Nhận thức rõ Tứ đế- Thập nhị nhân duyên, không chấp thường , chấp đọan.

-b. Hiểu biết không chân chánh:

- Chấp Thượng đế tạo vật, không tin lý nhân quả nghiệp báo.
- Phủ nhận mọi sự vật hiện hữu, không nhận thức chúng từ nhân duyên sanh.
- Chấp vào thành kiến; quan niệm không bình đẳng giữa người và muôn vật.
- Cố chấp vào kiến thức vọng tưởng; không tin vào những quả vị giải thóat.

2- Chánh Tư Duy: Tư duy là suy nghĩ. Chánh tư duy là suy nghĩ chân chánh, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người.
a. Suy nghĩ chân chánh:

-Suy nghĩ đến nguyên nhân đau khổ của mình và chúng sanh, ở đó vô minh là nguồn gốc của mọi tội lỗi, để biết mà tu tập hầu tìm được giải thóat cho mình và cho người.
- Suy nghĩ đến Giới- Định –Huệ làm căn bản tiến tu đến quả vị Niết bàn.

b. Suy nghĩ không chân chánh:

-suy nghĩ đến lợi dưỡng, tài sắc, danh vọng tìm trăm mưu nghìn kế để hại người.
- Suy nghĩ đến nhiều cách để hơn người, mọi mưu mô để trả thù; dùng tà thuật; dựa vào lòng tin của con người để mê hoặc.

3- Chánh ngữ: Ngữ là lời nói. Chánh ngữ là lời nói chân thật không hư dối, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác.

-a. Lời nói chân thật:

-Lời nói ngay thẳng, thành thật, hợp lý không thiên vị, hòa nhã, giản dị và sáng suốt.
-Lời nói lợi ích, đồng nhất và mang tính chất sách tấn, khuyến tu, mở bày ánh sáng giác ngộ tự tâm trong mỗi tha nhân.
-Lời nói mang tính chất tuyên dương đạo lý làm người; tuyên dương chánh pháp Từ bi và Trí tuệ.

-b. Lời nói không chân thật:
- Lời nói gây chia rẽ, không đúng sự thật.
-Lời nói để hại người, xuyên tạc, thiên vị, dua nịnh.
- Lời nói nguyền rủa , mắng nhiếc, vu họa và thô tục.
- Lời nói để bảo vệ Ngã và Ngã sở.

4- Chánh nghiệp: Nghiệp gốc từ chữ Phạn được Trung hoa dịch ra, có nghĩa là hành động có tác ý. Chánh nghiệp nghĩa là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chánh.

-a. Hành động chân chánh:
- Hành động theo lẽ phải, biết tôn trọng quyền sống chung của mọi người, mọi lòai.
- Hành động có thận trọng không tổn hại đến nghề nghiệp, tài sản, danh giá và địa vị của kẻ khác.
- Hành động chân chánh là hành động có lương tâm, đạo đức trong địa vị của mình, biết gìn giữ tánh hạnh.
- Biết hy sinh chánh đáng để đem lại lợi lạc cho quần sanh.

-b. Hành động không chân chánh:
-Hành động không gìn giữ các phép tắc, giới điều.
- Hành động chỉ vì lợi mình mà hại người.

5- Chánh mạng: Mạng là sự sống, đời sống. Đời sống chân chánh nghĩa là sống một cách chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác.

-a. Đời sống chân chánh:

-Sống bằng khả năng, tài năng chân chánh, không lừa dối gạt người.
- Sống thanh cao, đúng chánh pháp không mê tín.

-b. Đời sống không chân chánh:

- Làm tổn hại và não lọan tâm trí mọi người.
- Sống luồn cúi, dùng miệng lưỡi, mối lái để giao dịch thân thiện.
- Sống chạy theo mê tín, dị đoan; sống nương tựa ăn bám vào kẻ khác.

6- Chánh tinh tấn: Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần. Siêng năng chuyên cần chân chánh thẳng tiến đến mục đích và lý tưởng mà Phật đã dạy. Hăng say làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và cho người.

a. Chuyên cần chân chánh:

- Quyết tâm lọai bỏ các việc ác đã sanh, ngăn ngừa những việc ác chưa sanh.
- Chuyên làm các việc lành việc tốt.
- Chuyên cần trau dồi phước đức và trí tuệ.

b. Chuyên cần không chân chánh:

- Là người say sưa với ngũ dục và khóai lạc.
- Là kẻ say sưa lạc thú làm tổn hại đến người khác, không tiết chế bản thân.

7- Chánh niệm: Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Nhớ nghĩ chân chánh. Chánh niệm có 2: Chánh ức niệm và chánh quán niệm. Ức niệm là nhớ nghĩ đến quá khứ, những chuyện đã qua. Quán niệm là quán sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai.

a. Ức niệm chân chánh:

- Nhớ đến tứ ân.
- Nhớ đến những lỗi lầm xưa, đừng để tái phạm trong hiện tại và tương lai.

b. Ức niệm không chân chánh:

- Nhớ lại những óan hận để phục thù.
- Nhớ lại những hạnh phúc mong manh không ích lợi.
- Nhớ lại hành động oai hùng, dùng thủ đọan xảo trá, tàn bạo đã qua để hãnh diện tự đắc.

-c. Quán niệm chân chánh:

- Quán niệm Từ bi: Thấy nỗi khổ của chúng sanh trong luân hồi sanh lòng thương xót, tìm nhiều phương tiện để giúp đở họ. Thấy sự mê lầm của mình và người dẫn đến sầu, bi , khổ, ưu và não, thực hành lời Phật dạy để chấm dứt mê lầm.
- Quán niệm Trí huệ: Quán niệm nguyên nhân sanh hóa vũ trụ, óan thân, tốt xấu, cao thấp; quán niệm thực tướng của các pháp để vững tiến trên con đường giải thóat.

-d. Quán niệm không chân chánh:
- Nhớ nghĩ đến dục lạc, khóai cảm.
- Nhớ nghĩ đến kế sách, âm mưu và phương tiện giết hại lẫn nhau.
- Nhớ nghĩ đến văn tự xảo trá để gạt người.

8- Chánh định: Định trong Phật học hiểu là Thiền định. Định nghĩa là tập trung tư tưởng tu tập thiền định. Chánh định là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.

-a. Thiền định chân chánh:

- Bất tịnh quán: quán các pháp không thanh tịnh, để trừ tham dục, si ái v.v…….
-Từ Bi Quán : Quán sát tất cả chúng sanh đồng thể tánh thanh tịnh, không hơn không kém để tôn trọng, kính quý và đọan trừ tâm hận thù
- Nhân duyên quán: Quán tất cả pháp đều do nhân duyên mà thành, không có một pháp nào riêng biệt trong thế giới tương tức tương nhập ( Kinh hoa nghiêm), không chân thật, không trường tồn, để đọan trừ ngu si thiên chấp.
- Giới phân biệt quán: Nghĩa là phân biệt và quán sát sự giả hợp của 18 giới ( 6 căn, 6 trần, 6 thức) để thấy không thật có ngã pháp và diệt trừ ngu si cố chấp.
- Sổ tức quán: Nghĩa là quán hơi thở, để đối trị tâm tán lọan để đi sâu vào thiền định.

b. Thiền định không chân chánh:

-Thiền định để cầu thác sinh các cõi trời.
-Thiền định để luyện bùa chú, thần thông, phép lạ, trường sanh bất tử.


Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
HocThuatPhuongDong
Logged

君 子 之 交 淡   若水
Quân tử chi giao đạm NHƯỢC THỦY

--------------
孔孟彊常須刻骨
西歐科學要明心

Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt,
Tây Âu khoa học yếu minh tâm
 
 
 
nhuocthuy
Hero Member
*
Offline Offline

Bài viết: 7361

Cảm Ơn
-Gửi: 22534
-Nhận: 57227



Xem hồ sơ cá nhân
« Trả lời #80 vào lúc: Tháng Bảy 15, 2015, 01:17:28 AM »



Bài văn sám hối của Pháp sư Viên,
 tông Thiên Thai

天台圓法師懺悔文

***

我念自從無始劫。
失圓明性作塵勞。
出生入死受輪迴。
異狀殊形遭苦楚。
夙資少善生人道。
獲遇遺風得出家。
披緇削髮類沙門。
毀戒破齋多過患。
壞生害物無慈念。
啗肉餐臐養穢軀。
眾人財食恣侵瞞。
三寶資緣多互用。
邪命惡求無厭足。
耽淫嗜酒愈荒迷。
慢佛輕僧謗大乘。
背義孤親毀師長。
文過飾非揚己德。
幸災樂禍掩它能。
虛誑欺誣競利名。
鬥搆是非爭人我。
惡念邪思無暫息。
輕浮掉散未嘗停。
追攀人事愈精專。
持誦佛經唯困苦。
外現威儀增諂詐。
內懷我慢更疏狂。
懶墮熏修恣睡眠。
慳嫉貪婪無愧恥。
野田穢本將何用。
大海浮屍不久停。
既無一善可資身。
必墮三塗嬰眾苦。
仰願本師無量壽。
觀音勢至聖賢僧。
同軫威光俯照臨。
共賜冥加咸救拔。
無始今身諸罪障。
六根三業眾愆尤。
一念圓觀罪性空。
等同法界咸清淨。

(Source:- http://www.cbeta.org/result/normal/T48/2023_009.htm

-------------------

Thiên Thai Viên Pháp Sư Sám Hối Văn

***

Ngã niệm tự tùng  vô thỉ kiếp .
Thất viên minh tính tác trần lao .
Xuất sinh nhập tử thụ luân hồi .
Di trạng thù hình tao khổ sở .
Túc tư thiểu  thiện sinh nhân đạo .
Hoạch ngộ di  phong đắc xuất gia .
Phi truy tước phát loại sa  môn .
Huỷ giới phá trai đa quá hoạn .
Hoại sinh hại vật  vô từ niệm .
Đạm nhục xan  huân  dưỡng uế khu (xu) .
Chúng nhân tài thực tứ xâm man  .
Tam bảo tư duyên đa hỗ dụng .
Tà mệnh ác  cầu  vô yếm túc .
Đam dâm thị tửu dũ hoang mê .
Mạn phật khinh tăng báng đại thừa .
Bối nghĩa cô thân  huỷ sư trưởng .
Văn quá sức phi dương  kỷ đức .
Hạnh tai lạc  hoạ yểm tha năng .
Hư cuống khi vu cạnh lợi danh .
Đấu cấu thị phi tranh nhân ngã .
Ác  niệm tà tư  vô tạm tức .
Khinh phù trạo tán vị thường đình .
Truy phan  nhân sự  dũ tinh chuyên .
Trì tụng phật kinh duy khốn khổ .
Ngoại hiện uy nghi tăng siểm trá .
Nội hoài ngã mạn cánh sơ  cuồng .
Lại  đoạ huân tu tứ thuỵ miên .
Khan  tật tham lam  vô  quí sỉ .
Dã điền uế bản  tương  hà dụng .
Đại hải phù thi bất cửu đình .
Kí vô nhất thiện khả  tư thân .
Tất đoạ tam đồ anh chúng khổ .
Ngưỡng  nguyện Bổn Sư  Vô Lượng Thọ .
Quán Âm Thế Chí Thánh hiền tăng .
Đồng chẩn uy quang phủ chiếu lâm .
Cộng tứ minh gia hàm cứu bạt .
Vô thỉ kim thân chư tội chướng .
Lục căn tam nghiệp chúng khiên vưu .
Nhất niệm viên quan  tội tính không .
Đẳng đồng pháp giới hàm thanh tịnh .


Dịch nghĩa:-

Bài văn sám hối của Pháp sư Viên, tông Thiên Thai

Con vốn nghĩ từ vô lượng kiếp
Quên viên minh tánh khởi trần lao
Vào sanh ra tử chịu luân hồi
Thay hình đổi dạng bao khổ sở
Nhờ chút căn lành sanh làm người
Lại gặp thiện duyên được xuất gia
Khoác y, xuống tóc, làm sa môn
Hủy giới, phá trai nhiều tội trọng
Sát sanh hại vật không từ mẫn
Ăn nồng rượu thịt dưỡng hình nhơ
Mặc tình phung phí của cúng dường
Lấy của Tam Bảo dùng trái phép
Sống tà cầu ác không chán đủ
Tham dâm thích rượu mãi mê man
Dối Phật khinh Tăng báng  đại thừa
Bội nghĩa quên ơn chống sư trưởng
Trau chuốt lỗi lầm thành nết xấu
Vu oan giá họa ganh ghét người
Hư dối đuổi theo mối lợi danh
Lời thô phải trái tranh thắng bại
Mưu ác lòng tà không xét lại
Phô bày kiện tụng chẳng hề dừng
Chuyền nối chuyện người mãi không thôi
Trì tụng Phật kinh sanh nhác mõi
Ngoài hiện oai nghi thêm luống dối
Trong lòng cao ngạo tánh ngông sằng
Tham ăn mê ngủ biếng  tu hành
Bỏn xẻn tham ganh không chút thẹn
Ruộng hoang gốc mục không dùng được
Biển rộng thây nổi mãi bềnh bồng
Đã không chút thiện  giữ huệ thân
Tất đọa tam đồ vây  thống khổ
Ngưỡng nguyện Bổn sư Vô Lượng Thọ
Quan Âm Thế Chí thánh hiền tăng
Đồng phóng hào quang chiếu đến con
Thầm giúp gia bị và cứu bạt

Kể từ vô thỉ gây tội ác
Sáu căn ba nghiệp tạo lỗi lầm
Một niệm soi tròn  tội tánh không
Đẳng đồng pháp giới hằng thanh tịnh

Hết
-----------------------------------------------

SÁM NGÃ NIỆM

Hạnh Cơ dịch

 Kính lạy Phật! Con từ vô lượng kiếp,
Mây vô minh che lấp tánh viên minh,
Tạo bao việc ác, bỏ hết việc lành,
Quanh quẩn luân hồi, vào ra sinh tử,
Đổi xác thay hình, biết bao khổ sở!
Nhờ chút duyên lành đời trước, nay được làm người;
May gặp ngọn gió thanh lương, lìa bỏ thói đời,
Cạo râu tóc, mặc ca sa, vào dòng Thích tử.
Nhưng lại buông lung theo đường ác cũ,
Tạo nhiều tội lỗi: phá giới phạm trai,
Sát sinh hại vật không chút bi hoài,
Thịt cá tanh hôi nuôi thân bẩn thỉu,
Lạm dụng của Tam Bảo,
Tham lam lấy của người,
Nghiện rượu, đắm sắc, mê mải chơi bời,
Sống mãi đường tà lòng không nhàm chán;
Bội nghĩa, vong ân, coi thường sư trưởng,
Hủy báng Kinh Pháp, khinh Phật, mạ Tăng;
Hay đố kị, chèn ép kẻ tài năng,
Dùng lời ngoa, khoe khoang mình cao đức;
Giành giật lợi danh, dối người chân thật,
Hơn thua nhân ngã, tranh cãi thị phi;
Bề ngoài giả dối hiện tướng oai nghi,
Thật tế bên trong ngông cuồng ngạo mạn;
Suy nghĩ lăng nhăng tâm luôn tán loạn,
Ý tà niệm ác cứ mãi loay hoay,
Chuyện người bàn tán phấn khởi hăng say,
Niệm Phật tụng kinh dùng dằng uể oải,
Biếng nhác tu hành, chỉ ham ngủ nghỉ,
Tham lam bỏn sẻn không biết thẹn thùng;
Ruộng hoang mầm mục chẳng có chỗ dùng,
Thây nổi đại dương, trôi không dừng nghỉ.
Bản thân không mảy may phước trí,
Chắc chắn phải chịu khổ ba đường.
Con cúi xin nơi Cực-lạc Tây-phương,
Phật Di Đà cùng Quán Âm, Thế Chí,
Phóng quang uy nghi chiếu soi trần thế,




Cứu con từ vô thỉ kiếp đến nay,
Sáu căn nghiệp chướng sâu dầy,
Sát na diệt hết tội này sạch không;
Nguyện cùng pháp giới đại đồng,
Soi tròn  thanh tịnh dứt vòng tử sinh.

Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
Jiro, ongdia
Logged

君 子 之 交 淡   若水
Quân tử chi giao đạm NHƯỢC THỦY

--------------
孔孟彊常須刻骨
西歐科學要明心

Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt,
Tây Âu khoa học yếu minh tâm
 
 
 
nhuocthuy
Hero Member
*
Offline Offline

Bài viết: 7361

Cảm Ơn
-Gửi: 22534
-Nhận: 57227



Xem hồ sơ cá nhân
« Trả lời #81 vào lúc: Tháng Chín 15, 2015, 06:55:40 AM »

Thành thật xin lỗi tât` cả những gì sai trái  tội lỗi mà tôi đã gây ra cho huynh đệ thân bằng trong suốt thới gian qua.
Xin CẢM ÂN và từ biệt tất cả, Chúc quí vị thân tâm an lạc.

NHƯỢC THỦY
15-09-2015

Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
ongdia, Ngoisaobiec
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 16, 2015, 06:51:38 AM gửi bởi nhuocthuy » Logged

君 子 之 交 淡   若水
Quân tử chi giao đạm NHƯỢC THỦY

--------------
孔孟彊常須刻骨
西歐科學要明心

Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt,
Tây Âu khoa học yếu minh tâm
 
 
 
SCC
...
Hero Member
*
Offline Offline

Bài viết: 1254

Cảm Ơn
-Gửi: 12498
-Nhận: 7344


Xem hồ sơ cá nhân
« Trả lời #82 vào lúc: Tháng Chín 25, 2015, 11:36:36 PM »

Thầy đi rồi

Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
ongdia, Ngoisaobiec, HocThuatPhuongDong
Logged

Tích tập kiến thức chỉ làm cho định kiến cao dày và cái ngã mỗi ngày một vĩ đại...
Thật sự là ta đã sai...
 
 
 
ongdia
Hero Member
*
Offline Offline

Bài viết: 1250

Cảm Ơn
-Gửi: 5379
-Nhận: 8897



Xem hồ sơ cá nhân
« Trả lời #83 vào lúc: Tháng Chín 26, 2015, 04:27:43 PM »

Nguyện cầu hương linh Thầy sớm an vui nơi cõi Phật.

Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn:
Ngoisaobiec, HocThuatPhuongDong
Logged
 
 
Trang: 1 ... 4 5 [6]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Copyright © 2009 | hocthuatphuongdong.vn | admin@hocthuatphuongdong.vn Valid XHTML 1.0! Valid CSS!
Trang được tạo trong 0.178 seconds với 24 câu truy vấn.