Chính trị là gì? Vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị 

Tìm hiểu chính trị là gì, nắm rõ đặc điểm cụ thể và cấu trúc gồm các bộ phận nào. Cốt lõi của yếu tố này chính là việc giành chính quyền, duy trì và dùng quyền lực nhà nước, tham gia các công việc của nhà nước.

Chính trị là gì?

Chính trị là toàn bộ hoạt động liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc và tầng lớp xã hội. Cốt lõi chính là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền nhà nước. Chính trị tham gia vào công việc, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ và nội dung hoạt động của nhà nước.

chính trị là gì
Chính trị là hoạt động liên quan mối quan hệ giai cấp, dân tộc, tầng lớp xã hội

Các lĩnh vực của chính trị

Lĩnh vực chính trị có một loạt hoạt động và khía cạnh trong xã hội gồm:

Lĩnh vực chính trị Đặc điểm
Quốc gia Quản lý và hoạt động của chính phủ
Địa phương Hoạt động quản lý của chính quyền địa phương (Thành phố, tỉnh).
Quan hệ quốc tế Quan hệ giữa các quốc gia, những vấn đề liên quan hòa bình, an ninh và kinh tế.
Chính trị xã hội Các vấn đề về xã hội như: Quyền lợi con người, công bằng và đa dạng văn hóa.

Tầm quan trọng của chính trị là gì?

Chính trị đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày, ảnh hưởng cách sống và làm việc. Đây cũng là yếu tố quan trọng cho quá trình xây dựng và duy trì những cơ chế quản lý xã hội, đảm bảo quyền lợi và nhu cầu của người được bảo đảm, ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách, quyết định áp dụng trong đời sống hàng ngày.

vai trò chính trị
Vai trò của chính trị

Hệ thống chính trị là gì?

Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chất chỉnh thể, với các thể chế chính trị có tính chuyên nghiệp, phân chia và phối hợp thực hiện các quyền lực nhà nước. Từ đó, các cơ quan quyền lực nhà nước, đảng chính trị, tổ chức và phong trào xã hội,… được phân chia.

Đặc điểm của hệ thống chính trị tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hệ thống này có những đặc điểm cụ thể gồm:

  • Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, không có đảng chính trị khá. Đảng đại diện cho sức mạnh tập thể, đoàn kết, trước là giành độc lập dân tộc, sau là tiến đến Xã hội chủ nghĩa.
  • Tổ chức thành viên đều được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập.
  • Là hệ thống chính trị thống nhất và tập trung quyền lực.
  • Thành viên trong hệ thống có địa vị pháp lý vững chắc.
  • Phân định rõ về nhiệm vụ cơ bản giữa các tổ chức thành viên.

Cấu trúc của bộ máy chính trị gồm những thành phần nào?

Cấu trúc của bộ máy chính trị được chia thành nhiều thành phần:

  • Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Mặt trận tổ quốc Việt Nam
  • Các tổ chức chính trị – xã hội khác (Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…).
  • Tổng Liên đoàn lao động.
  • Hội cựu chiến binh.
  • Hội liên hiệp phụ nữ.
  • Hội nông dân.
vai trò chính trị là gì
Cấu trúc của bộ máy chính trị

Tổ chức nào bầu ra bộ chính trị?

Quy định tại Điều 17, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 có chỉ rõ Bộ chính trị do ban chấp hành trung ương bầu trong số Ủy viên Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung ương cũng bầu Tổng bí thư giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị của các quốc gia, nhà nước nắm giữ vị trí trung tâm, liên hệ và tác động qua lại đối với các hệ thống khác trong hệ thống chính trị. Nhà nước là nơi hội tụ đời sống chính trị xã hội, quyết định bản chất. Yếu tố này đóng vai trò chủ đạo trong toàn hệ thống chính trị.

Chi tiết về vai trò của nhà nước đối với hệ thống chính trị ở Việt Nam gồm:

  • Xây dựng, bảo vệ, củng cố, phát triển trên nền tảng xã hội lớn nhất. Qua đó, nhà nước có khả năng, điều kiện triển khai thực hiện pháp luật và các chủ trương, chính sách nhanh chóng, hiệu quả.
  • Đại diện hợp pháp và chính thức của toàn bộ xã hội, nhân danh để thực hiện tổ chức, quản lý các mặt trong đời sống, với vị thế vững chắc nhằm thể hiện chức năng và nhiệm vụ.
  • Quyền lực công khai, bao trùm toàn xã hội, có tác động với phạm vi lớn nhất so với các tổ chức khác trong hệ thống. Nhà nước có bộ máy hùng mạnh nhất gồm: Đội ngũ tổ chức đông đảo, chặt chẽ từ trung ương xuống địa phương, vận hành đúng với nguyên tắc, quy định thống nhất, tạo hệ thống đồng nhất, đồng bộ cùng thực hiện quyền lực nhà nước.
  • Có pháp luật, công cụ quản lý xã hội hiệu quả nhất, làm hệ thống quy tắc xử sự mang tính buộc tội, do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh.
  • Có sức mạnh to lớn nhất, đầy đủ phương tiện vật chất thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Đây là chủ sở hữu, có những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của xã hội, có quyền đặt ra các loại thuế, sở hữu nguồn lực vật chất to lớn, đảm bảo hoạt động bình thường và nhận sự hỗ trợ từ các tổ chức thành viên khác.
  • Là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị mang chủ quyền quốc gia. Nhà nước toàn quyền quyết định và thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại của mình.

Lời kết

Hiểu chính trị là gì cho thấy tầm quan trọng và sức ảnh hưởng lớn đối với đời sống hiện nay. Đây chính yếu tố tạo nên quyền lực, sự phân chia về quyền lực trong xã hội, có ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống và xã hội.