Chiết khấu là gì? Lợi ích khi sử dụng cho hoạt động kinh doanh
Tìm hiểu chiết khấu là gì để xây dựng chính sách hợp lý và kích thích nhu cầu bán hàng hiệu quả. Nắm rõ những lợi thế khi có ưu đãi và những điểm hạn chế cần lưu ý giúp bạn tránh được những bất lợi khi kinh doanh.
Chiết khấu là gì?
Chiết khấu là giảm giá niêm yết của sản phẩm, dịch vụ nào đó theo tỷ lệ phần trăm nhất định. Mức tỷ lệ chiết khấu thường dùng trong kinh doanh như chiến lược tiếp thị về giá của sản phẩm với khách hàng.
Bạn đang xem: Chiết khấu là gì? Lợi ích khi sử dụng cho hoạt động kinh doanh
Khái niệm này có một chút thay đổi trong các lĩnh vực khác, cụ thể gồm:
- Ngân hàng: Chiết khấu là mua có kỳ hạn hoặc bảo lưu quyền truy đòi công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
- Trái phiếu: Giá phát hành hoặc thị giá giao dịch (thị trường thứ cấp) thấp hơn mệnh giá.
Các khái niệm khác có liên quan đến chiết khấu
Có liên quan đến khái niệm chiết khấu, còn nhiều thuật ngữ khác:
- Tỷ lệ chiết khấu: Khoản lãi được chiết khấu trên dòng tiền vào ra trong kinh doanh, tương đương với chi phí vốn.
- Hệ số chiết khấu: Số thập phân nhân với giá trị dòng tiền để giảm giá trị hiện tại.
- Suất chiết khấu: Tỷ suất so sánh chênh lệch giá trị 1 đồng nhận tương lai so với 1 đồng ở hiện tại. Yếu tố này thường dùng để tính và so sánh là chi phí cơ hội của vốn (Chi phí sử dụng vốn). Giá vốn là giá phải trả cho hoạt động tài trợ, xem là tỷ suất sinh lời tối thiểu công ty cần cho dự án mới.
- Lãi chiết khấu: Lãi suất ngân hàng nhà nước áp dụng khi cho vay. Với một số trường hợp, ngân hàng thương mại vay tiền từ ngân hàng trung ương tránh việc thiếu tiền khi khách hàng muốn rút. Lãi chiết khấu được xem như công cụ chính sách tiền tệ.
- Tái chiết khấu: Công cụ nợ ngắn hạn chuyển sang được lần chiết khấu thứ 2. Thanh khoản thấp dẫn đến ngân hàng tăng tiền mặt bằng tái chiết khấu. Đây là phương thức ngân hàng trung ương cấp vốn cho ngân hàng.
Các kiểu chiết khấu trong kinh doanh
Chiết khấu khi được áp dụng trong kinh doanh có 3 dạng chính: Khuyến mại, số lượng và thương mại. Mỗi dạng có một đặc điểm riêng để dễ dàng nhận diện.
Chiết khấu khuyến mại
Khoản trợ cấp hoặc nhượng bộ người bán đưa ra cho người mua. Mục đích dùng chính sách này là kích thích người mua thanh toán/mua hàng trong thời gian ngắn. Đây cũng là hình thức thường thấy nhất trong đời sống hàng ngày.
Chiết khấu số lượng
Mức chiết khấu khách hàng nhận được cho trường hợp mua lượng hàng hóa nhất định. Mục đích chính của chính sách này là khuyến khích người mua mua với số lượng lớn hơn.
Chiết khấu thương mại
Xem thêm : Tìm hiểu FWB là gì? Trào lưu FWB tốt hay xấu?
Khoản giảm giá niêm yết cho khách hàng nếu mua hàng khối lượng lớn. Đây chính là số tiền khoản bán giảm trừ cho người mua thanh toán tiền mua hàng trước theo thời hạn theo hợp đồng.
Giả sử cửa hàng B nhập 100 thùng có mức chiết khấu 15%, chỉ 85.000 đồng cho mỗi thùng, thay vì trả giá ban đầu là 100.000 đồng/thùng.
Công thức tính chiết khấu
Muốn tính được tỷ lệ chiết khấu trong kinh doanh không hề khó, cách tính khá đơn giản:
- Bước 1: Tính tỷ lệ chiết khấu theo quy định của bên bán.
- Bước 2: Tính phần giảm giá sau chiết khấu: Giá bán gốc x tỷ lệ chiết khấu.
- Bước 3: Tính giá sau chiết khấu = Giá bán gốc – Số tiền được khấu trừ.
Công thức chung được dùng là: Y = X – a% x X = (1 – a%) x X.
Giải thích ký hiệu:
- X: Giá bán ban đầu.
- Y: Giá bán sau chiết khấu.
- a%: Tỷ lệ chiết khấu.
Giả sử, cho bài toán cửa hàng C bán hàng với X = 1.000.000 đồng, chiết khấu theo tỷ lệ 20%, khi đó, khoản tiền chiết khấu được giảm là:
Y = 1.000.000 đồng x 20% = 200.000 đồng.
Lợi ích khi sử dụng chiết khấu
Xem thêm : Mã bưu chính là gì? Cấu trúc và danh sách mã 63 tỉnh thành
Khi hiểu chiết khấu là gì trong kinh doanh, bạn sẽ thấy khách hàng và doanh nghiệp đều nhận được lợi ích riêng. Người mua được mua hàng với mức giá thấp hơn, còn người bán được tăng doanh số, xử lý tồn kho,…
Giả sử, doanh nghiệp A chiết khấu 10% cho khách mua đơn từ 700.000 đồng trở lên. Thay vì mua đơn 500.000 đồng, họ có thể mua thêm 200.000 đồng để được hưởng giảm giá, có thể tiết kiệm thêm 70.000 đồng.
Đối với lĩnh vực ngân hàng, chiết khấu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn. Khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng, sau đó nhận tiền bằng giá trị đến hạn trừ lợi tức chiết khấu, hoa hồng.
Như vậy, ngành ngân hàng dùng thuật ngữ này để mua giấy tờ có giá ngắn hạn thấp hơn mệnh giá khi đến hạn thanh toán. Tỷ lệ chiết khấu giữa giá phải trả và giá trị danh nghĩa của giấy tờ có lãi tương ứng khoản lãi suất được nhận về.
Tóm lại, việc dùng chiết khấu mang đến nhiều lợi ích:
- Thúc đẩy doanh số: Lượt mua được nâng cao lên đáng kể, người bán không cần tốn quá nhiều công sức để thuyết phục.
- Xử lý tồn kho dễ dàng: Nhiều cửa hàng, doanh nghiệp chọn giảm giá cho hàng cận hạn dùng, hoặc xả lỗ cho hàng bán không chạy. Khi đó, hàng tồn trong kho được giải quyết, đảm bảo doanh thu.
- Mở rộng thương hiệu cho những mặt hàng tự sản xuất, dùng chiết khấu giúp quảng bá và thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Lưu ý khi dùng chiết khấu kinh doanh
Mặc dù việc chiết khấu có mang đến lợi ích cho cả bên mua và bên bán. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế cần chú ý:
- Khách hàng mất niềm tin vào chương trình, giá trị sản phẩm giảm xuống.
- Chất lượng sản phẩm sẽ bị nghi ngờ vì lạm dụng ưu đãi quá nhiều.
- Lợi nhuận giảm bớt vì doanh thu giá sau chiết khấu thấp hơn doanh thu giá chiết khấu.
- Tạo thói quen trông chờ giảm giá mới mua hàng cho khách hàng.
Lời kết
Hiểu bản chất chiết khấu là gì cho thấy hình thức này vừa có mặt lợi và mặt hại. Người bán cần giải bài toán khó, đưa ra chính sách tốt, không hạ thấp giá trị sản phẩm.
Nguồn: https://hocthuatphuongdong.vn
Danh mục: Giải đáp