Chia sẻ cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024
Làm trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ việc biết cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp là điều cần thiết. Đây là nguồn thu quan trọng đóng góp cho ngân sách nhà nước, phát triển những lĩnh vực quan trọng bao gồm giao thông, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường,…
Đối tượng nào cần phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?
Trước hết thuế thu nhập doanh nghiệp đánh trực tiếp vào khoản mà đơn vị kiếm được trong hoạt động sản phẩm, kinh doanh. Khoản tiền này sẽ được tính dựa trên phần thu nhập chịu thuế sau khi trừ đi tất cả chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
Bạn đang xem: Chia sẻ cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024
Thực chất thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để điều chỉnh những nguồn lực trong nền kinh tế đất nước, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành hàng cũng như một số loại hàng hóa nhất định.
Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ là những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể:
- Công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân.
- Văn phòng công chứng tư hoặc đơn vị văn phòng luật sư.
- Các bên có trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí hoặc xí nghiệp liên doanh dầu khí.
- Đơn vị sự nghiệp công lập, công ty điều hành chung.
- Tổ chức được thành lập và hoạt động theo dạng Hợp tác xã.
- Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật nước ngoài có cơ sở tại Việt Nam.
Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất
Căn cứ theo điều 11, Luật Thuế TNDN quy định số thuế thu nhập doanh nghiệp được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất. Nếu doanh nghiệp đã nộp thuế ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì được trừ số tiền này nhưng không được quá số thuế TNDN phải đóng theo quy định.
Xem thêm : Hướng dẫn cách vay tiền trên app MB bank chỉ với vài thao tác
Công thức tính thuế TNDN là:
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Công thức xác định thu nhập chịu thuế (tính thuế)
Cho những ai chưa biết thì đây là tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ hàng hóa và thu nhập khác trong một kỳ tính thuế sau khi đã trừ đi những khoản chi được trừ + không được trừ (được xác định theo quy định của Luật thuế TNDN cùng các văn bản hướng dẫn thi hành khác).
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập chịu thuế có thể được xác định như sau:
- Thu nhập tính thuế được tính bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập miễn thuế cùng những khoản lỗ từ những năm trước được kết chuyển.
- Thu nhập tính thuế được tính bằng doanh thu trừ những khoản chi được trừ từ hoạt động sản xuất kinh doanh công thu nhập khác (trong nước lẫn ngoài nước).
Công thức tính thu nhập chịu thuế như sau:
Thu nhập tính thuế = (Doanh thu + Khoản thu nhập khác) – (Chi phí sản xuất, kinh doanh + các khoản lỗ từ năm trước được kết chuyển + Thu nhập miễn thuế)
Xem thêm : Cách tính lãi suất ngân hàng chính xác nhất năm 2024
Lưu ý: Những khoản thu nhập cần phải xác định riêng, kê khai nộp thuế sẽ bao gồm chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư, tham gia dự án đầu tư, quyền khai thác, chế biến hoặc thăm dò khoáng sản.
Cách xác định thuế suất
Thuế suất là tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho khoản thu nhập tính thuế để xác định số tiền doanh nghiệp phải nộp. Theo quy định của Luật thuế TNDN, thuế suất chung là 20%.
Có một số trường hợp doanh nghiệp được áp dụng mức thuế suất ưu đãi như:
Trường hợp | Mức thuế suất |
Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ | 10% |
Doanh nghiệp hoạt động trong những ngành kinh tế đem lại lợi ích đặc biệt | 17% |
Doanh nghiệp hoạt động trong những khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu phát triển đô thị…. | 10% |
Ngoài ra theo điều 10, văn bản hợp nhất của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, mức thuế suất được xác định như sau:
- Thuế suất áp dụng chung là 20% (năm 2024).
- Trường hợp thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu khí, tài nguyên quý hiếm tại Việt Nam dao động từ 32 – 50% (tùy từng cơ sở kinh doanh và dự án).
Những trường hợp thu nhập được miễn thuế TNDN
Ngoài cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp, bài viết cũng sẽ chia sẻ một số trường hợp không phải đóng khoản tiền này theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
- Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối hợp tác xã,…
- Thu nhập từ hoạt động kỹ thuật phục vụ nông nghiệp trực tiếp.
- Thu nhập từ thực hiện hợp đồng nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản xuất thử nghiệm, sản phẩm được tạo ra từ công nghệ mới áp dụng lần đầu tại Việt Nam.
- Thu nhập từ hoạt động dạy nghề cho người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Thu nhập được chia từ hoạt động liên doanh, góp vốn, liên kết cùng doanh nghiệp trong nước.
- Khoản tài trợ được nhận để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, văn hóa, từ thiện, nghệ thuật, nhân đạo.
- Thu nhập từ chuyển nhận chứng chỉ giảm phát thải mà doanh nghiệp được cấp.
- Thu nhập do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao liên quan tới hoạt động tín dụng xuất khẩu, tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Lời kết
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp được Luật Thuế TNDN xác định cụ thể và rõ ràng. Chỉ cần áp dụng đúng công thức, doanh nghiệp có thể dễ dàng tính toán ra con số cần phải đóng cho nhà nước.
Nguồn: https://hocthuatphuongdong.vn
Danh mục: Ngân hàng