Chia sẻ cách tính lương giáo viên mới nhất 2024
Cách tính lương giáo viên là một chủ đề được nhiều người quan tâm. Tùy theo cấp giảng dạy công thức sẽ có sự khác biệt nhất định. Ngoài ra mỗi năm mức lương cơ sở cũng sẽ có sự điều chỉnh, thay đổi theo quy định của nhà nước nên việc biết cách tính khoản tiền giáo viên được nhận càng quan trọng hơn.
Cách tính lương giáo viên từ 1 7 2024 cho từng cấp bậc
Công thức chung tính tiền lương giáo viên được quy định như sau:
Bạn đang xem: Chia sẻ cách tính lương giáo viên mới nhất 2024
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Phụ cấp ưu đãi + Phụ cấp thâm niên – Số tiền đóng bảo hiểm xã hội
Tuy nhiên theo quy định của pháp luật hệ số lương giáo viên sẽ có sự thay đổi tùy theo cấp bậc giảng dạy như sau:
Bậc giảng dạy của giáo viên | Hệ số lương |
Tiểu học |
|
Trung học cơ sở |
|
Phổ thông |
|
Những khoản phụ cấp giáo viên được nhận
Hiện nay giáo viên được hưởng phụ cấp ưu đãi và thâm niên theo quy định sau đây:
Phụ cấp ưu đãi
Giáo viên kể cả thử việc hay hợp đồng đều được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định Thông tư số 01/2006/TTLT-BGD&DT-BNV-BTC. Ngoài ra giáo viên thuộc biên chế trả lương, đang giảng dạy trực tiếp trong những cơ sở công lập được nhà nước cấp phí hoạt động, đối tượng làm nhiệm vụ tổng phụ trách, hướng dẫn thực hành tại trạm, trại, phòng thí nghiệm,… cũng sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi.
Xem thêm : Chia sẻ cách tính lương hưu mới nhất năm 2024
Cách tính mức phụ cấp ưu đãi giáo viên được nhận như sau:
Phụ cấp ưu đãi = Lương tối thiểu x (Hệ số lương theo bậc, ngạch + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có)) + Tỷ lệ % phụ cấp thâm niên vượt khung (quy theo hệ số) x Tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi
Trong đó: Tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi sẽ gồm các mức từ 25 – 50%
Phụ cấp thâm niên
Căn cứ theo quy định của pháp luật, phụ cấp thâm niên sẽ được tính bằng hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp nhân mức lương cơ sở nhân Mức phụ cấp thâm niên được hưởng (%).
Trong đó, mức phần trăm phụ cấp thâm niên của giáo viên sẽ được quy định như sau:
- Giáo viên đủ 5 năm công tác được hưởng phụ cấp thâm niên 5% mức lương hiện tại cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và thâm niên vượt khung (nếu có). Sau khoảng thời gian này, mỗi năm phụ cấp thâm niên được tính thêm 1%.
- Phụ cấp thâm niên sẽ được tính và trả vào những kỳ lương hàng tháng đồng thời dùng để tính số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế của giáo viên.
Quy định bảo hiểm xã hội của giáo viên
Theo quy định, mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên sẽ bao gồm bảo hiểm y tế (1.5%), bảo hiểm thất nghiệp (1%), hưu trí – tử tuất (8%). Do đóng mỗi tháng, giáo viên cần phải đóng 10.5% tiền lương tháng cho bảo hiểm xã hội.
Cách tính lương giáo viên hợp đồng năm 2024
Xem thêm : Cách tính thuế thu nhập cá nhân đơn giản năm 2024
Trong trường hợp giáo viên làm việc theo hợp đồng, công thức tính tiền lương sẽ như sau:
Lương giáo viên hợp đồng = Lương cơ bản x Hệ số lương x Phụ cấp (nếu có) – Khoản phí bảo hiểm và công đoàn
Ngoài ra mức lương giáo viên có thể được thỏa thuận trong hợp đồng được giao kết thay vì tính theo công thức trên. Tùy theo quy chế của từng cơ sở trường học, cách tính cũng sẽ thay đổi.
Thời điểm nào cải cách tiền lương theo quy định của nghị quyết?
Thực tế mức lương cơ sở là tiền đề tính lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó đây còn là căn cứ để xác định những khoản phí sinh hoạt, khoản trích cùng các chế độ khác.
Theo Nghị định 73/2024/NĐ – CP, từ ngày 1/7/2024 mức lương cơ sở của công chức, viên chức, cán bộ, lực lượng vũ trang sẽ có sự điều chỉnh là 2.24 triệu đồng/tháng. Từ mức lương cơ sở này sẽ tính khoản tiền mà giáo viên các cấp được nhận hàng tháng.
Lời kết
Cách tính lương giáo viên dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam sẽ có sự thay đổi tùy theo cấp giảng dạy. Tuy nhiên có thể thấy khoản tiền nhà giáo nhận hàng tháng đã có những cải thiện đáng kể từ sau ngày 1/7/2024. Điều này là tiền đề để giáo viên tiếp tục giảng dạy và cống hiến cho nền giáo dục của nước nhà.
Nguồn: https://hocthuatphuongdong.vn
Danh mục: Lương, thuế & bảo hiểm