Cách hết đau bụng cực dễ an toàn ngay tại nhà

Để tìm ra cách hết đau bụng hiệu quả, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra cơn đau và áp dụng những biện pháp đơn giản giúp bạn nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn ngay tại nhà.

Cách hết đau bụng nhanh chóng với những mẹo tại nhà

Cách trị đau bụng quặn từng cơn trên rốn hay đau bụng nói chung, thay vì lo lắng và chịu đựng cơn đau, bạn có thể thử ngay những mẹo nhỏ dưới đây để giảm đau nhanh chóng và cảm thấy dễ chịu hơn.

Uống nước ấm

Nước ấm có thể giúp giãn nở các mạch máu và cơ trơn trong hệ tiêu hóa, giúp giảm co thắt và làm dịu cơn đau bụng. Đồng thời, nước ấm cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, giảm tình trạng đầy hơi và khó chịu.

Bạn nên uống từ từ một ly nước ấm, tốt nhất là vào buổi sáng khi bụng đói hoặc ngay khi cảm thấy đau bụng. Tránh uống nước quá nóng để không gây kích ứng dạ dày.

uống nước ấm giảm đau bụng
Nước ấm có thể giúp giãn nở các mạch máu và cơ trơn trong hệ tiêu hóa

Massage nhẹ nhàng vùng bụng

Massage có thể kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm co thắt cơ bụng. Giảm cảm giác khó chịu trong các trường hợp đau bụng do đầy hơi hoặc rối loạn tiêu hóa.

Bạn có thể dùng tay massage nhẹ nhàng với chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ quanh rốn. Thực hiện trong khoảng 5-10 phút để giúp cơ thể thư giãn và giảm đau hiệu quả.

Sử dụng túi chườm nóng

Nhiệt độ từ túi chườm nóng giúp thư giãn các cơ bụng bị co thắt, thúc đẩy lưu thông máu làm giảm nhanh cơn đau và các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu.

Đặt túi chườm nóng lên vùng bụng đau trong khoảng 10-15 phút. Nếu không có túi chườm, bạn có thể sử dụng chai nước ấm hoặc khăn ấm để thay thế.

chườm ấm bụng giảm đau
Nhiệt độ từ túi chườm nóng giúp thư giãn các cơ bụng bị co thắt

Những phương pháp này là những mẹo đơn giản nhưng hiệu quả để giảm đau bụng tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp.

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi trong tư thế thoải mái giúp cơ thể thư giãn và giảm các cơn co thắt gây đau quặn. Khi bạn nằm xuống, dạ dày và ruột có thể được thư giãn hơn giúp giảm cơn đau.

Nằm nghiêng về bên trái hoặc nằm ngửa với gối kê cao đầu và gối dưới đầu gối để giảm áp lực lên bụng.

Uống thuốc chống co thắt

Với những cơn đau bụng quặn từng cơn trên rốn bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc như dicyclomine hay hyoscine có thể giúp giảm co thắt cơ trơn trong dạ dày và ruột giúp giảm đau.

uống thuốc chống co thắt
tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc như dicyclomine hay hyoscine có thể giúp giảm co thắt

Tuyệt đối cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và không được tự ý lạm dụng thuốc quá nhiều.

Những thực phẩm nên ăn để giảm cơn đau bụng

Khi bị đau bụng, bạn có thể ăn một số loại thực phẩm tốt cho tiêu hoá để giảm đau và hỗ trợ quá trình hồi phục.

Chuối

Chuối là thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và giàu kali giúp bổ sung dưỡng chất bị mất do tiêu chảy hoặc nôn mửa. Kali cũng giúp cân bằng điện giải trong cơ thể, giảm nguy cơ mất nước.

Bạn có thể ăn chuối chín trực tiếp hoặc nghiền nhuyễn để dễ tiêu hóa hơn.

ăn chuối giảm đau
Chuối là thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và giàu kali giúp bổ sung dưỡng chất bị mất

Cơm trắng

Cơm trắng là thực phẩm nhạt, cực kỳ lành tính, không chứa chất béo, dễ tiêu hóa và có khả năng hấp thụ dịch dạ dày dư thừa, làm dịu các triệu chứng đau bụng.

Ăn cơm trắng đơn giản, không nêm nếm gia vị, có thể kết hợp với một chút muối hoặc dầu ô liu nếu cần thiết.

ăn cơm trắng
Cơm trắng là thực phẩm nhạt, cực kỳ lành tính, không chứa chất béo, dễ tiêu

Sữa chua không đường

Sữa chua chứa probiotic là vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi và khó tiêu. Sữa chua cũng có tác dụng làm dịu dạ dày bị kích ứng.

ăn sữa chua không đường giảm đau bụng
Sữa chua chứa probiotic là vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Nên chọn sữa chua không đường hoặc ít đường, ăn trực tiếp hoặc kết hợp với chuối, ngũ cốc nhạt để dễ tiêu hóa.

Bánh mì nướng

Bánh mì nướng là thực phẩm nhạt, dễ tiêu hóa và có thể giúp hấp thụ axit dạ dày dư thừa, từ đó giảm cảm giác buồn nôn và đau bụng.

Ăn bánh mì nướng nguyên vị, không bơ hoặc phết ít bơ thực vật, không thêm gia vị.

ăn bánh mì nướng giảm đau
Bánh mì nướng là thực phẩm nhạt, dễ tiêu hóa và có thể giúp hấp thụ axit dạ dày

Táo

Táo giàu pectin, là một loại chất xơ hòa tan giúp làm dịu và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Táo cũng giúp giảm triệu chứng đầy hơi và đau bụng.

Táo có thể ăn tươi hoặc xay, nghiền để dễ tiêu hóa hơn khi bị đau bụng.

ăn táo giảm đau bụng
Táo giàu pectin, là một loại chất xơ hòa tan giúp làm dịu hệ tiêu hóa

Gừng

Gừng có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn giúp giảm triệu chứng buồn nôn và đau bụng. Gừng cũng kích thích tiêu hóa và giảm tình trạng đầy hơi. Bạn có thể uống trà gừng hoặc thêm gừng tươi vào các món ăn nhẹ để bụng ấm hơn.

uống trà gừng ấm bụng giảm đau
Gừng có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn giúp giảm triệu chứng buồn nôn và đau bụng

Những thực phẩm này không chỉ giúp giảm cơn đau bụng mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục hệ tiêu hóa. Cần tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị cay và đồ uống có cồn trong thời gian bị đau bụng để không làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng của những cơn đau bụng quặn từng cơn trên rốn

Cơn đau bụng quặn từng cơn trên rốn là tình trạng đau nhói, co thắt xảy ra ở vùng bụng xung quanh hoặc ngay trên rốn. Khi các cơ trong ruột hoặc dạ dày co bóp mạnh và đột ngột thành từng cơn quặn ngắn, tạm lắng rồi lại tái diễn.

Cơn đau có thể chỉ xuất hiện một lần hoặc lặp đi lặp lại, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng.

triệu chứng đau bụng quặn trên rốn
Cơn đau bụng quặn từng cơn trên rốn là tình trạng đau nhói, co thắt xảy ra ở vùng bụng

Các triệu chứng đi kèm với cơn đau bụng quặn từng cơn trên rốn thường bao gồm:

  • Đau nhói và co thắt: Đau như bị xoắn chặt hoặc ép mạnh ở vùng bụng. Cơn đau có thể diễn ra trong vài phút rồi giảm dần và tái diễn theo chu kỳ.
  • Đầy hơi và chướng bụng: Bụng có cảm giác căng cứng, đầy hơi và khó chịu, không thể xì hơi hoặc cảm thấy bụng phình to hơn bình thường.
  • Buồn nôn và nôn: Buồn nôn hoặc nôn mửa có thể đi kèm trong cơn đau khi liên quan đến viêm dạ dày, loét dạ dày hoặc nhiễm trùng tiêu hóa.
  • Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh có thể gặp phải các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón. Cơn đau có thể trầm trọng hơn sau khi ăn hoặc trước khi đi cầu tiêu.
  • Cảm giác đau lan tỏa: Đôi khi, cơn đau không chỉ tập trung ở vùng rốn mà có thể lan tỏa sang các khu vực lân cận như vùng bụng dưới hoặc hai bên bụng.
  • Sốt và mệt mỏi: Nếu cơn đau do nhiễm trùng hoặc viêm, bệnh nhân có thể bị sốt, cơ thể mệt mỏi, và yếu ớt.
  • Thay đổi màu sắc phân: Trong trường hợp nghiêm trọng như tắc ruột hoặc loét dạ dày, phân có thể thay đổi màu sắc, có máu hoặc nhầy, là dấu hiệu cần được chú ý.

Việc xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời là điều cần thiết để ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra từ những cơn đau này.

Nguyên nhân phổ biến gây đau bụng quặn từng cơn trên rốn

Đau bụng quặn từng cơn trên rốn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau với nhiều mức độ đơn giản đến phức tạp. Bạn cần nắm được các triệu chứng cụ thể để dùng thuốc điều trị và mô tả với bác sĩ khi cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến nhất do tiêu thụ thực phẩm khó tiêu hoặc ăn uống không đúng giờ. Gây ra co thắt trong dạ dày và ruột dẫn đến cảm giác đau quặn.

Thường kèm theo chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng hoặc buồn nôn.

Viêm dạ dày

Viêm dạ dày có thể do nhiễm vi khuẩn H. pylori, stress hoặc lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Tình trạng gây viêm niêm mạc dạ dày dẫn đến đau quặn.

Trong cơn đau thường đi kèm với buồn nôn, nôn, chán ăn, đôi khi có thể kèm theo sốt.

nguyên nhân gây đau bụng quặn từng cơn trên rốn
Viêm dạ dày có thể do nhiễm vi khuẩn H. pylori, stress hoặc lạm dụng thuốc

Loét dạ dày – tá tràng

Tình trạng loét xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, dẫn đến các cơn đau quặn sau khi ăn hoặc khi dạ dày rỗng.

Triệu chứng đi kèm thường có đau rát, khó tiêu, chảy máu dạ dày (có thể xuất hiện máu trong phân hoặc nôn mửa).

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

IBS là một rối loạn chức năng tiêu hóa mãn tính có thể gây ra cơn đau bụng quặn từng cơn, thường liên quan đến sự thay đổi trong nhu động ruột.

Triệu chứng đi kèm là tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, chướng bụng.

hội chứng ruột kích thích đau quặn bụng
IBS là một rối loạn chức năng tiêu hóa mãn tính có thể gây ra cơn đau bụng quặn từng cơn

Tắc ruột

Tắc ruột gây cản trở hoặc ngăn chặn hoàn toàn lưu thông của thức ăn hoặc dịch trong ruột. Tạo ra cơn đau quặn từng cơn mạnh mẽ, bụng chướng, nôn mửa, không có khả năng đi đại tiện hoặc xì hơi.

Sỏi mật

Sỏi mật có thể gây đau quặn ở vùng bụng trên bên phải nhưng đôi khi có thể lan rộng lên vùng rốn. Sỏi chặn ống dẫn mật gây ra các cơn đau đột ngột.

Triệu chứng đi kèm thường có vàng da, sốt, buồn nôn, nôn mửa.

sỏi mật gây đau bụng
Sỏi chặn ống dẫn mật gây ra các cơn đau đột ngột

Viêm tuỵ

Viêm tụy có thể gây ra đau quặn mạnh ở vùng bụng trên rốn. Thường xuất phát từ việc tiêu thụ rượu hoặc bệnh sỏi mật. Cơn đau có thể lan ra lưng, sốt, buồn nôn, nôn và chướng bụng.

Nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus trong ruột có thể gây đau quặn, kèm theo tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Đi kèm sốt, mệt mỏi, mất nước, tiêu chảy, đôi khi có máu trong phân.

nhiễm trùng ruột gây đau bụng
Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus trong ruột có thể gây đau quặn

Các vấn đề phụ khoa (ở nữ giới)

Các bệnh lý viêm vùng chậu, u nang buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung có thể gây đau quặn ở vùng bụng trên rốn, làm kinh nguyệt không đều, tiết dịch âm đạo bất thường.

Nếu bạn gặp phải cơn đau quặn từng cơn trên rốn kéo dài nghiêm trọng thì phải đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Kết luận

Những cách hết đau bụng đơn giản tại nhà có thể áp dụng cho các cơn đau nhẹ đến vừa, tuỳ vào nguyên nhân gây đau và cơ địa từng người mà kết quả có thể khác nhau. Nếu cơn đau liên tục kèm nhiều triệu chứng nghiêm trọng thì hãy đến bệnh viện gần nhất để được chuẩn đoán và điều trị.