Cách chữa nước vào tai bị ù đơn giản và hiệu quả tại nhà
Không phải ai cũng biết cách chữa nước vào tai bị ù sau khi bơi hoặc tắm. Hãy đọc ngay bài viết này, bạn có thể áp dụng tại nhà để khắc phục tình trạng này, giúp lấy lại cảm giác bình thường mà không phải mất thời gian tìm đến bác sĩ.
Nguyên nhân bị ù tai sau khi bơi lội
Có 2 trường hợp dẫn đến tình trạng bạn bị ù tai sau khi bơi:
Bạn đang xem: Cách chữa nước vào tai bị ù đơn giản và hiệu quả tại nhà
Bị nước vào tai
- Trong khi bơi, người bơi không sử dụng bất kỳ thiết bị bảo hộ như mũ đội, kính nên nước dễ chảy vào tai, gây cảm giác ù tai, nặng tai.
- Sặc nước khi bơi cũng có thể khiến nước vào tai, gây kích ứng và tai.
Chênh lệch áp suất
- Khi nhảy bục hoặc lặn sâu, áp suất nước thay đổi đột ngột, gây ra sự chênh lệch áp suất giữa tai và môi trường bên ngoài. Từ đó, ống Eustachian (ống nối tai giữa với mũi họng) bị tắc nghẽn, gây ứ dịch trong tai và ù tai.
- Sau khi bơi, bạn đi máy bay ngay lập tức cũng có thể khiến tình trạng ù tai nặng hơn do sự thay đổi áp suất trong cabin.
Trong một số trường hợp, nước vào tai có thể gây viêm tai giữa, dẫn đến ù tai, đau tai và giảm thính lực. Hoặc nếu tai của bạn có nhiều ráy, nước vào tai có thể làm cho ráy tai phồng lên, gây tắc nghẽn ống tai và dẫn đến ù tai.
Triệu chứng của bệnh ù tai
Xem thêm : Cách trị táo bón tại nhà hiệu quả lâu dài không tái phát
Khi nước vào tai, nếu không được làm khô kịp thời sẽ gây ra một số triệu chứng khó chịu ảnh hướng đến thính giác và âm thanh. Cụ thể như:
- Nghe thấy những âm thanh không có thật như tiếng vo ve, tiếng kêu rót, tiếng chuông,…. Loại âm thanh này có thể xuất hiện liên tục hoặc gián đoạn, âm lượng lớn nhỏ khác nhau.
- Vùng da xung quanh tai có thể cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.
- Một số trường hợp bị đau tai do nước bẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tai.
- Nước đọng lại trong tai có thể làm giảm khả năng nghe tạm thời.
- Tai có cảm giác bị bịt kín, khó chịu.
- Ngoài ra, người bị ù tai sẽ gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt hay váng đầu.
Cách chữa nước vào tai bị ù sau khi bơi
Hầu hết, những ai mới bắt đầu học bơi thường sẽ gặp tình trạng bị ù tai do nước vào. Hãy lưu ngay những cách chữa nước vào tai bị ù vô cùng đơn giản, có thể thực hiện được tại nhà sau đây:
Phương pháp Valsava
Phương pháp Valsalva là một kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả để điều chỉnh áp suất trong tai giữa, giúp đẩy nước ra ngoài và giảm tình trạng ù tai. Khi áp dụng thao tác này, bạn sẽ tạo ra một áp lực nhẹ nhàng lên màng nhĩ, giúp mở ống Eustachian và cho phép không khí đi vào tai giữa, đẩy nước ra ngoài.
Cách thực hiện
- Bước 1: Dùng ngón tay bịt chặt cả hai lỗ mũi và miệng lại.
- Bước 2: Hít vào một hơi thật đầy lồng ngực.
- Bước 3: Cố gắng thở ra mạnh mẽ qua mũi và miệng bị bịt kín. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy có một áp lực nhẹ trong tai. Hãy lắp lại thao tác này khoảng vài lần, mỗi lần từ 5 – 7 giây.
Dùng thuốc nhỏ tai
Bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ tai chứa oxy già để điều trị tình trạng nước vào tai. Chỉ cần nhỏ vài giọt vào tai, sau đó nghiêng đầu sang một bên. Cách làm này không chỉ giúp nước trong tai dễ dàng chảy ra ngoài mà còn hỗ trợ làm sạch vi khuẩn bên trong tai, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Nằm nghiêng và úp tai xuống
Khi bơi hoặc tắm xong, nếu cảm thấy trong tai có nước gây khó chịu, bạn hãy nghiêng đầu sang một bên. Tư thế này sẽ giúp nước từ từ chảy ra ngoài một cách tự nhiên. Bạn hãy giữ nguyên tư thế này trong vài phút để đảm bảo nước trong tai ra hết, sau đó dùng khăn sạch ấm đắp lên tai để giúp làm khô nhanh hơn.
Dùng vải ấm
Xem thêm : Cách đẩy sỏi thận ra ngoài nhanh chóng và an toàn tại nhà
Bạn có thể sử dụng khăn mềm thấm nhẹ vào tai để giúp hút bớt nước bên ngoài. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ thấm ở phần ngoài của tai, không nên đưa khăn thấm quá sâu vào bên trong, vì điều này có thể làm tổn thương tai và đẩy nước vào sâu hơn.
Nhai và Ngáp
Khi bạn giả vờ nhai một cái gì đó hoặc ngáp, các cơ hàm sẽ hoạt động, tác dụng lên ống Eustachian ̣(một ống nhỏ nối tai giữa với mũi họng, có chức năng cân bằng hiệu suất hai bên màng nhĩ. Các hoạt động này giúp mở ống Eustachian đẩy nước ra khỏi tai.
Những lưu ý khi chữa nước vào tai bị ù
Khi bị ù tai do bơi lội, cảm giác khó chịu là điều dễ hiểu, vì vậy nhiều người tìm cách chữa trị tại nhà một cách nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên, việc cố gắng lấy nước ra khỏi tai bằng các phương pháp không đúng có thể gây tổn thương cho ống tai, chẳng hạn như làm trầy xước da, đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây ùn tắc và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Một số hành động cần tránh bao gồm:
- Sử dụng tăm bông để lau tai.
- Dùng móng tay, ngón tay, hoặc các vật dụng tự chế như ghim giấy, đầu cây viết, nhíp hay giấy se dài để can thiệp vào tai.
Cách phòng tránh tai bị ù sau khi bơi
Để bảo vệ tai không bị nước chảy vào và tránh các vấn đề làm ảnh hưởng đến tình trạng của tai, bạn hãy lưu ngay những tips phòng ngừa sau:
- Khi đi tắm hoặc bơi, bạn nên đeo nút tai để tránh nước chảy vào. Lưu ý, bạn chỉ nên đeo nút tai khi tai đã khô, vì nếu đeo khi tai ướt, nước sẽ bị giữ lại bên trong, gây tổn thương cho tai.
- Sau khi bơi hay tắm xong, bạn nên làm sạch và lau khô tai để giúp tai thông thoáng, tránh tình trạng nước đọng lại gây viêm nhiễm hay khó chịu.
- Không nên đeo tai nghe khi cơ thể đang đổ mồ hôi hoặc bạn đang đi dưới trời mưa. Vì nếu làm như vậy, tai của bạn sẽ bị ẩm ướt, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Khi nhuộm hay xịt tóc, bạn nên dùng túi bọc để bịt tai để tránh hóa chất hoặc nước xịt tóc tiếp xúc với tai.
- Mặc dù tăm bông thường được sử dụng để vệ sinh tai nhưng nếu bạn dùng sai cách, có thể gây tổn thương cho tai, thậm chí tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
Những dấu hiệu nhiễm trùng do nước vào lỗ tai
Nếu bạn thấy tình trạng bị ù tai kéo dài và đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không hiệu quả. Đôi khi, tai có chảy mủ vàng hoặc xanh, màu khác thường, dịch có mùi tanh và ngứa,.. mất khả năng nghe. Có thể bạn đã bị nhiễm trùng nặng và cần đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được xử lý kịp thời.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng bị ù tai sau khi tắm hoặc bơi cũng như cách chữa nước vào tai bị ù đơn giản tại nhà. Hy vọng với những biện pháp trên sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như tăng thêm vốn kiến thức bổ ích.
Nguồn: https://hocthuatphuongdong.vn
Danh mục: Sức khỏe