Cách chữa đau mắt đỏ nhanh chóng tại nhà 

Có khá nhiều cách chữa đau mắt đỏ hiệu quả và nhanh chóng ngay tại nhà dựa trên mức độ cụ thể nhưng cần được giám sát và tư vấn từ bác sĩ. Tự ý điều trị và sử dụng thuốc có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Cách chữa đau mắt đỏ nhanh chóng tại nhà 

Có một số phương pháp đơn giản để chữa đau mắt đỏ nhanh chóng tại nhà, tùy vào tình trạng và mức độ mà có thể áp dụng dựa trên tư vấn từ bác sĩ.

Sử dụng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý giúp rửa sạch bụi bẩn và vi khuẩn từ mắt giúp giảm viêm và làm dịu cơn đau. Rửa mắt nhẹ nhàng với nước muối sinh lý 2-3 lần mỗi ngày để loại bỏ chất gây kích ứng và ngăn nhiễm trùng.

Chườm lạnh hoặc chườm ấm

Chườm lạnh giúp giảm sưng và đau tạm thời còn chườm ấm có thể giúp làm tan dịch tiết trong mắt. Sử dụng khăn sạch nhúng vào nước ấm hoặc lạnh, vắt khô và chườm lên mắt trong khoảng 5-10 phút. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.

chườm nóng hoặc lạnh cho mắt
Chườm lạnh giúp giảm sưng và đau tạm thời còn chườm ấm có thể giúp làm tan dịch

Tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng

Tránh xa các tác nhân khói, bụi, hóa chất và ánh sáng mạnh sẽ giúp mắt hồi phục nhanh hơn. Hạn chế tiếp xúc với gió bụi hoặc đeo kính để bảo vệ mắt khi buộc phải ra ngoài. Tránh dụi mắt để không làm tình trạng nghiêm trọng hơn.

Giữ vệ sinh mắt và tay

Rửa tay sạch sẽ và không chạm vào mắt giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Tránh dùng chung khăn mặt hoặc mỹ phẩm mắt với người khác.

giữ vệ sinh mắt, tay
Rửa tay sạch sẽ và không chạm vào mắt giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn hoặc kháng viêm có thể giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Các loại thuốc này nên được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ, nhỏ 2-3 lần mỗi ngày tùy theo loại thuốc.

Lưu ý quan trọng trong tự điều trị đau mắt đỏ

Có một số lưu ý quan trọng trong tự điều trị đau mắt đỏ tại nhà mà bạn cần ghi nhớ để tránh khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh

Nhiều người lầm tưởng rằng đau mắt đỏ cần dùng kháng sinh nhưng thực tế không phải tất cả các trường hợp đều do vi khuẩn gây ra. Đau mắt đỏ có thể do vi rút, dị ứng hoặc các tác nhân khác mà không thể tùy ý sử dụng thuốc để điều trị.

Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc và làm cho bệnh trở nên phức tạp hơn.

không tự ý dùng kháng sinh
Nhiều người lầm tưởng rằng đau mắt đỏ cần dùng kháng sinh

Tránh chạm tay vào mắt

Khi bị đau mắt đỏ, mắt rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn. Chạm tay vào mắt không chỉ gây kích ứng mà còn có thể lây lan vi khuẩn hoặc vi rút từ tay vào mắt, làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn.

Không dùng chung đồ dùng cá nhân

Đau mắt đỏ dễ lây lan, đặc biệt qua đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn giấy, mỹ phẩm mắt. Sử dụng chung những vật dụng này có thể dẫn đến lây nhiễm cho người khác hoặc tự lây lan lại từ vật dụng đã sử dụng.

không dùng chung đồ cá nhân
Đau mắt đỏ dễ lây lan, đặc biệt qua đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn giấy, mỹ phẩm

Hạn chế đeo kính áp tròng

Kính áp tròng có thể cản trở quá trình hồi phục của mắt và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị đau mắt đỏ, mắt cần được nghỉ ngơi và thoáng khí để giảm viêm và nhanh chóng hồi phục.

Theo dõi và đến bác sĩ khi cần

Đau mắt đỏ có thể là triệu chứng của các bệnh lý mắt nghiêm trọng hơn hoặc gây biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Nếu các triệu chứng không giảm sau vài ngày tự điều trị hay có dấu hiệu như đau nhức dữ dội, giảm thị lực, tiết dịch bất thường, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.

đến gặp bác sĩ khi đau mắt nặng
Đau mắt đỏ có thể là triệu chứng của các bệnh lý mắt nghiêm trọng hơn

Triệu chứng và nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có những triệu chứng được nhìn thấy rõ rệt bằng mắt thường và xuất hiện chủ yếu do các loại virus và dị ứng gây ra.

Triệu chứng gây đau mắt đỏ

Một số triệu chứng thường gặp nhất khi bị đau mắt đỏ:

  • Mắt đỏ và viêm nhiễm: Mắt đỏ do viêm các mạch máu trong màng kết thường là dấu hiệu dễ nhận biết nhất.
  • Ngứa mắt và cảm giác cộm: Người bệnh thường cảm thấy ngứa, cộm như có cát trong mắt, gây khó chịu và ngứa muốn dụi mắt.
  • Tiết dịch mắt: Mắt có thể tiết ra dịch trắng, vàng, xanh. Vào buổi sáng, dịch này có thể làm dính mi gây khó khăn khi mở mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng khiến người bệnh cảm thấy đau hoặc khó chịu khi nhìn vào nguồn sáng mạnh.
  • Chảy nước mắt: Mắt có thể chảy nước mắt nhiều hơn bình thường như một phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các chất kích thích.
triệu chứng đau mắt đỏ
Một số triệu chứng thường gặp nhất khi bị đau mắt đỏ

Nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ thường xảy ra do các yếu tố virus hoặc kích ứng, nhiễm trùng:

  • Nhiễm trùng vi khuẩn: Vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus có thể gây viêm kết mạc, làm mắt đỏ và tiết dịch. Loại nhiễm trùng này thường dễ lây lan, đặc biệt trong môi trường như trường học hoặc nơi làm việc.
  • Nhiễm trùng virus: Vi rút gây đau mắt đỏ, phổ biến nhất là Adenovirus thường liên quan đến các triệu chứng cảm cúm hoặc viêm họng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của đau mắt đỏ và rất dễ lây lan.
  • Dị ứng: Các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi, lông thú cưng hoặc hóa chất trong mỹ phẩm có thể gây viêm kết mạc dị ứng dẫn đến ngứa, đỏ mắt, chảy nước mắt.
  • Kích ứng hóa chất: Tiếp xúc với các chất hóa học như clo trong nước bể bơi, khói, hóa chất trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng dẫn đến đỏ mắt và cảm giác khó chịu.
nguyên nhân gây đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ thường xảy ra do các yếu tố virus hoặc kích ứng, nhiễm trùng

Đau mắt đỏ thường kéo dài trong bao lâu thì khỏi? 

Thời gian đau mắt đỏ kéo dài bao lâu còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng và nguyên nhân gây ra.

Đau mắt đỏ do virus 

Thông thường, đau mắt đỏ do vi rút (như adenovirus) có thể kéo dài từ 7 đến 14 ngày. Trong một số trường hợp, triệu chứng có thể kéo dài đến 3 tuần.

Mặc dù không có thuốc đặc trị nhưng các triệu chứng sẽ từ từ giảm dần khi cơ thể chống lại virus.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn

Nếu điều trị bằng kháng sinh, đau mắt đỏ do vi khuẩn thường cải thiện trong vòng 2 đến 5 ngày nhưng các triệu chứng có thể kéo dài đến 1 tuần nếu không được điều trị kịp thời.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh sẽ giúp rút ngắn thời gian đau mắt và giảm nguy cơ lây lan, tránh tái phát nếu người bệnh tuân thủ liệu trình điều trị nghiêm ngặt.

đau mắt đỏ do vi khuẩn
Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh sẽ giúp rút ngắn thời gian đau mắt

Đau mắt đỏ do dị ứng

Đau mắt đỏ do dị ứng thường kéo dài trong suốt thời gian tiếp xúc với chất gây dị ứng. Triệu chứng có thể biến mất nhanh chóng khi loại bỏ tác nhân gây dị ứng hoặc dùng thuốc chống dị ứng.

Việc điều trị thường tập trung điều trị giảm thiểu triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc kháng histamine hoặc nước mắt nhân tạo. Trong các trường hợp dị ứng nghiêm trọng, thời gian phục hồi có thể kéo dài hơn nếu không được điều trị đúng cách.

Đau mắt đỏ do kích ứng

Đau mắt đỏ do kích ứng hóa chất hoặc các tác nhân bên ngoài thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và cách xử lý ban đầu. Rửa mắt ngay lập tức với nước sạch có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng nhưng nếu phản ứng trở nên nghiêm trọng, có thể bạn sẽ cần can thiệp y tế từ bác sĩ.

đau mắt đỏ do kích ứng
Đau mắt đỏ do kích ứng hóa chất hoặc các tác nhân bên ngoài thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày

Kết luận 

Cách chữa đau mắt đỏ tại nhà có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị. Phát hiện và chữa trị sớm sẽ giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa lây lan, biến chứng và tái phát. Nếu có nhiều dấu hiệu bất thường và nghiêm trọng hơn thì hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám bởi bác sĩ chuyên môn.