Bỉ ngạn là gì? Đáo bỉ ngạn là đi tới đâu?
Bỉ ngạn là gì và đáo bỉ ngạn là đi tới đâu được rất nhiều người thắc mắc. Nhất là những Phật tử Việt đang tìm hiểu về tục lệ dân gian. Dù không phổ biến nhưng đây là một trong các tục lệ quan trọng, cần được duy trì và bảo tồn.
Bỉ ngạn là gì? Đáo bỉ ngạn là đi đâu?
Bỉ ngạn là bờ bên kia. Con người trần thế sống trong cõi đời nầy bị dòng sanh tử chi phối nên phải chìm đắm trôi lăn trong 3 nẻo (tức 3 cõi : Dục, sắc và cõi vô sắc), 6 đường (địa-ngục, ngạ-quỉ, súc-sanh, thiên, nhơn, A-tu-la) như đang chơi vơi bên bờ vực thẳm và chờ con thuyền giải thoát đưa qua bên kia bờ an lạc.
Bạn đang xem: Bỉ ngạn là gì? Đáo bỉ ngạn là đi tới đâu?
Đáo bỉ ngạn là đến bờ bên kia, tức là bờ bến an vui giải thoát, không còn bị các dục vọng, phiền não chi phối nữa. Nhờ sự tu hành mà chúng sanh gạn lọc được những điều bất thiện như tham, sân, si và khi đạt đến một trình độ cao thì những mê chấp đều xa lìa, tâm được thanh tịnh an ổn. Đó là sự giải thoát, tức là đã đến được bờ giác ngộ.
Tìm hiểu về lễ Bỉ ngạn
Lễ Bỉ ngạn người Nhật gọi là O HIGAN vào tháng 3 của mỗi năm và kéo dài trong một tuần lễ từ 13 đến 20. Vào dịp nầy, người tín đồ Phật giáo đến cúng viếng mồ mã tổ tiên ở ngay trong phạm vi của chùa. Thường thường con cháu thuê chùa viết các bài vị bằng cây thông mỏng nhẹ và dài độ 2m gọi là tô-ba (tháp bà) để cắm lên ngôi mộ người quá vảng gọi là tưởng niệm báo ân.
Lễ này không rõ có phải người Việt-Nam chọn vào dịp lễ Thanh Minh trong tháng 3 chăng? Theo thiển nghĩ, tiết Thanh-Minh để cho con cháu đi tảo mộ ông bà, cũng như cúng bái tưởng niệm người chết, cũng là một hình thức đượm tính chất Phật giáo.
Trong truyện Kiều, Nguyễn-Du có tả tiết Thanh-Minh như sau :
Thanh Minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến oanh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nem.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng gió rắc, tro tiền giấy bay …
Lời kết
Lễ Bỉ ngạn ở Việt Nam chưa được phổ thông, vì chỉ có một số ít người biết tới. Trong Phật giáo những ngày lễ đã trở thành tục lệ trong dân gian như lễ Bỉ-ngạn cần phải được phổ cập sâu rộng để duy trì được nếp cũ, vì đó là nét đẹp thuần túy của Đông-phương, nên người Phật tử không thể lơ là.
Nguồn: https://hocthuatphuongdong.vn
Danh mục: Tin tức