Bảo hiểm xã hội là gì? Hướng dẫn cách tra cứu đơn giản 

Nghiên cứu bảo hiểm xã hội là gì và hướng dẫn cách thức để tra cứu. Đây là chính sách an sinh xã hội của nhà nước và chính phủ để đảm bảo thu nhập cho người tham gia. Chế độ này được dùng cho người bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động,…

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi người lao động bị giảm/mất thu nhập vì các nguyên nhân:

  • Ốm đau
  • Thai sản
  • Tai nạn lao động
  • Bệnh nghề nghiệp
  • Hết tuổi lao động hoặc chết…
bảo hiệm xã hội quy định
Bảo hiểm xã hội đảm bảo thay thế và bù đắp thu nhập bởi nhiều nguyên nhân

Quá trình chi trả sẽ dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Quy định này được thể hiện rõ theo Khoản 1 Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Thuật ngữ “Bảo hiểm” chỉ cách bảo vệ trước các tổn thất tài chính. Đây là hình thức quản lý rủi ro, bù đắp cho những rủi ro ngẫu nhiên hoặc tổn thất có thể xảy ra.

Tóm lại, bảo hiểm xã hội đóng vai trò làm chính sách an sinh xã hội do Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện bởi cơ quan chuyên trách, theo quy định của pháp luật. Có hai hình thức tham gia gồm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện.

Chế độ của bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

Theo quy định Điều 4, Luật BHXH 2014 của các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, có 5 chế độ bao gồm:

  • Ốm đau
  • Thai sản
  • Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
  • Hưu trí
  • Tử tuất.
bảo hiểm xã hội
Các chế độ của bảo hiểm xã hội

Tất cả những ai có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đều được hưởng 5 quyền lợi này. Tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Nhà nước hỗ trợ nhóm đối tượng đặc biệt đóng được nhận bảo hiểm hưu trí bổ sung tại Khoản 7 Điều 3 Luật BHXH.

BHXH hưởng quyền lợi từ chế độ qua các khoản trợ cấp hàng tháng hoặc một lần. Người tham gia không muốn tiếp tục đóng, có thể chọn cách bảo lưu hoặc rút một lần theo mức tiền lương đóng BHXH và thời gian đóng.

Cách hưởng các chế độ BHXH

Muốn hưởng quyền lợi của BHXH, cần chú ý thực hiện các bước hướng dẫn:

  • Đăng ký tham gia BHXH bắt buộc/tự nguyện từ đối tượng theo quy định và điều kiện tham gia.
  • Đóng đầy đủ và đúng hạn tiền BHXH theo mức và thời gian đã được quy định.
  • Người quản lý và cập nhật sổ BHXH báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng khi có sự thay đổi thông tin cá nhân, tình trạng lao động.
  • Nếu có biến cố, rủi ro làm mất thu nhập lao động, người tham gia BHXH làm hồ sơ nộp cơ quan bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ.

Phân biệt bảo hiểm xã hội tự nguyện và bắt buộc

Có 2 dạng bảo hiểm xã hội cần được phân định rõ: Bắt buộc và tự nguyện. Chi tiết bảng so sánh về hai hình thức này gồm:

Yếu tố xem xét BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện
Khái niệm Loại hình bảo hiểm nhà nước tổ chức cho người lao động và người sử dụng lao động tham gia. Loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, với người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức thích hợp. Công dân từ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Căn cứ Khoản 2, Điều 3 Luật BHXH 2014 Theo Khoản 2, Điều 4, Luật BHXH 2014
Đặc điểm Đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị giảm/mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, tử vong. Người tham gia được hưởng hai chế độ chính là hưu trí và tử tuất.

Người tham gia còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong khi hưởng lương hưu, rút bảo BHXH một lần theo quy định Nhà nước hỗ trợ một phần theo tỷ lệ phần trăm. Cho phép đóng theo phương thức linh hoạt, từ hàng tháng đến 1 lần cho nhiều năm.

Đối tượng Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Người sử dụng lao động.

Đối tượng đặc biệt được nhà nước dùng chính sách đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mức đóng Theo tỷ lệ phần trăm tiền lương hàng tháng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ bảo hiểm với các chế độ:

  • Ốm đau
  • Thai sản
  • Tai nạn lao động
  • Bệnh nghề nghiệp
  • Quỹ hưu trí
  • Tử tuất.

Năm 2024 áp dụng mức 32%: Người lao động đóng 10.5% và người sử dụng lao động đóng 21.5%.

Tùy theo từng đối tượng:

  • Người thuộc hộ nghèo: 30%
  • Người thuộc hộ cận nghèo: 25%
  • Đối tượng khác: 10%.

Lời kết

Hiểu rõ bảo hiểm xã hội là gì, có dạng nào đóng vai trò quan trọng. Đây chính là sự đảm bảo về nguồn thu nhập khi bị giảm hoặc mất do đau ốm, thai sản,… Tùy theo từng đối tượng, sẽ có chế độ đóng bắt buộc hoặc tự nguyện.